Các nước kỷ luật học sinh ra sao?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Ngày càng nhiều quốc gia như Mỹ, Canada, New Zealand từ bỏ hình thức đình chỉ học tập và đuổi học khi xử lý những vụ bạo lực học đường. Nhà trường áp dụng các phương pháp tích cực, ưu tiên tham vấn, phát triển cá nhân và xây dựng môi trường học tập thân thiện.

Trước tình trạng bạo lực học đường leo thang, Đài PBS hồi tháng 5 đưa tin, chính quyền nhiều bang ở Mỹ cân nhắc khôi phục chính sách "không khoan nhượng", tức đình chỉ học tập và đuổi học. Một số nghiệp đoàn giáo viên ủng hộ biện pháp mạnh. Số khác cho rằng đình chỉ học tập và đuổi học chỉ nên là giải pháp cuối cùng đối với trường hợp vi phạm cực kỳ nghiêm trọng, chẳng hạn hành vi bạo lực đe dọa tính mạng học sinh (HS).

Tuy nhiên, theo khảo sát của Tổ chức RAND (năm 2021), chỉ 12% trong 1.080 hiệu trưởng trường công lập khắp Mỹ tin rằng đình chỉ và đuổi học giúp HS suy ngẫm hoặc rút kinh nghiệm từ hành vi sai trái.

Các nước trên thế giới áp dụng nhiều biện pháp kỷ luật tích cực khác nhau. Ảnh: SHUTTERSTOCK

Các nước trên thế giới áp dụng nhiều biện pháp kỷ luật tích cực khác nhau. Ảnh: SHUTTERSTOCK

Dù trường học các nước trên thế giới áp dụng nhiều biện pháp kỷ luật tích cực khác nhau, nhưng có một số điểm chung trong cách thực hiện. Báo Thanh Niên tổng hợp một số biện pháp kỷ luật theo hướng tích cực:

*Hoạt động phục vụ cộng đồng: Nhà trường phối hợp phụ huynh, địa phương cho HS tham gia những hoạt động vì cộng đồng.

*Giao bài tập bổ sung: HS được giao viết bài luận tự đánh giá về bản thân liên quan đến chủ đề như kiểm soát cảm xúc, hành vi. Các em được khuyến khích viết về cảm xúc, suy nghĩ của mình, không phải hình thức áp đặt viết kiểm điểm.

*Tham vấn đồng đẳng: Một số HS được huấn luyện trở thành người tham vấn, hòa giải đồng đẳng nhằm hỗ trợ HS vi phạm nội quy.

*Huấn luyện quản lý cảm xúc: Trường học tổ chức những giờ tư vấn tâm lý riêng (đồng đẳng hoặc giáo viên tư vấn tâm lý) cho HS/nhóm HS vi phạm.

*Giấy cam kết hành vi: HS ký hợp đồng hành vi với thầy cô, trong đó liệt kê những hành vi muốn hướng tới, chẳng hạn, không có lời lẽ xúc phạm, đe dọa bạn bè. HS và giáo viên thống nhất hình thức kỷ luật.

*Kế hoạch thay đổi bản thân: Giáo viên hướng HS lập một bản kế hoạch thay đổi hành vi của bản thân sau những lần vi phạm, trong đó nêu rõ những hoạt động cần thiết để giúp HS phát triển bản thân như đọc thêm sách, tham gia tư vấn đồng đẳng, hỗ trợ từ chuyên viên tư vấn tâm lý…

Có thể bạn quan tâm

Khẳng định quan điểm giáo dục “lấy trẻ em làm trung tâm”

Khẳng định quan điểm giáo dục “lấy trẻ em làm trung tâm”

(GLO)- Để tiệm cận với giáo dục quốc tế và phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đã có tờ trình đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình giáo dục mầm non (GDMN), đồng thời lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo hồ sơ liên quan.
Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Lại một vụ trẻ mầm non bị bạo hành, lại từ một lớp mầm non tư thục nhỏ lẻ; lại các cơ quan, ban ngành vào cuộc yêu cầu đình chỉ, xử lý nghiêm… Thế nhưng cái gốc để không tái diễn tình trạng này thì nói bao nhiêu năm vẫn vậy.
Chọn chất thay vì lượng

Chọn chất thay vì lượng

Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học ra đời với xuất phát điểm là tạo một sân chơi dành cho những học sinh có đam mê và khả năng nghiên cứu từ sớm. Nhưng lâu nay, các cuộc thi này khiến dư luận muộn phiền vì không biết sản phẩm nghiên cứu có thực sự là của học trò.
Đồng thuận khi sáp nhập trường

Đồng thuận khi sáp nhập trường

Vụ việc phụ huynh phản đối sáp nhập trường xảy ra những ngày qua ở TT.Triệu Sơn (H.Triệu Sơn, Thanh Hóa) cho thấy còn nhiều điều phải rút kinh nghiệm khi sắp tới còn nhiều nơi sáp nhập trường do sáp nhập đơn vị hành chính.
Xây dựng Luật Học tập suốt đời: Xu thế tất yếu

Xây dựng Luật Học tập suốt đời: Xu thế tất yếu

(GLO)- Học tập suốt đời (HTSĐ) từ lâu được thế giới đặc biệt quan tâm bởi đó nhu cầu tất yếu của con người và xã hội. Tại Việt Nam, chủ trương xây dựng xã hội học tập bắt đầu có từ năm 2001 tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng.