Thức đêm để... kiếm tiền!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Có lẽ chưa bao giờ kinh tế đêm lại thôi thúc nhiều địa phương của nước ta như hiện nay. Nó đã phá vỡ quan niệm nghỉ ngơi ban đêm bởi sự cuốn hút của nền kinh tế tiêu dùng 24/24 giờ.

Chúng ta nhận thức về kinh tế đêm có vẻ muộn, khi đến năm 2020 mới đặt ra vấn đề này ở cấp trung ương. Trong thời gian này, Thái Lan đã kiếm được tiền từ kinh tế đêm đến hơn 5 tỉ USD/năm, Singapore hàng tỉ USD và các quốc gia khác như Trung Quốc, Malaysia… đã khởi động kinh tế đêm gắn liền với phát triển du lịch đã nhiều năm. Còn ở các quốc gia châu Âu như Ý, Pháp, Đức… họ không đặt ra khái niệm kinh tế đêm, bởi nền kinh tế của họ vốn vận hành 24/24 giờ từ vài thập kỷ trước, và với du khách thì phục vụ bất cứ khi nào họ cần. "Thành phố không ngủ" đã trở thành danh từ chung của các thành phố lớn sôi động về du lịch.

Chúng ta cũng đã làm kinh tế đêm từ những năm trước tại nhiều thành phố lớn, trong đó có TP HCM. Phố Tây Bùi Viện, chợ đêm Bến Thành, dịch vụ đêm tại các khu khách sạn lớn… được tổ chức khá thành công và là điểm thu hút du khách, nhất là khách ngoại khi đến thành phố này.

Nhưng như thế là quá lẻ loi trong một bức tranh muốn phát triển toàn diện về du lịch. Du khách không thể đến Việt Nam để rồi vui chơi ban đêm chỉ mỗi ở TP HCM, còn ở các địa phương khác thì… ngủ. Mà ngủ thì không tiêu xài, không mua sắm, không tạo được kích thích để phát triển các ngành kinh tế dịch vụ. Điều này cũng đồng nghĩa chẳng thu được đồng nào và khó tạo thêm được việc làm từ phần đêm của du lịch.

Lãnh đạo nhiều địa phương hay cổ vũ nhau, làm kinh tế đêm để phát triển du lịch nhưng thực tế thì ngược lại. Nhu cầu của du khách buộc phải tổ chức kinh tế đêm nếu không muốn họ một đi không trở lại. Làm kinh tế đêm không chỉ là mở vài dịch vụ ăn uống, ca hát ban đêm mà thành. Cách làm này đã thất bại ở nhiều địa phương rồi và có vẻ cũng chưa rút được kinh nghiệm. Tổ chức kinh tế đêm phải có nền tảng để nó phát triển: Hệ thống lưu trú hoàn hảo, thú vị để giữ chân du khách qua đêm. Liên kết các địa phương thành cụm du lịch để tận dụng tối đa thời gian du khách vui chơi, giải trí. Ví dụ: Du khách nhẩn nha ở Cần Thơ ban ngày, chiều họ nghỉ ngơi và tối có thể lên xe để đến TP HCM vui chơi ban đêm. Ngày hôm sau họ có thể có mặt tắm biển ở Vũng Tàu để rồi ăn đêm ở Phan Thiết cách đó chưa đến 2 giờ đi ô tô…

Trong đề án vừa được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch ban hành, có 12 địa phương phải phát triển ít nhất 1 mô hình kinh tế đêm đến năm 2025, gồm: Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Hội An (Quảng Nam), Đà Lạt (Lâm Đồng), Cần Thơ, Phú Quốc (Kiên Giang), TP HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu. Thời gian cũng khá thong thả nhưng quan trọng là đặc sản mô hình kinh tế đêm ở các địa phương này là gì? Có đủ để giữ chân du khách và hấp dẫn họ chi tiền hay không? Cách hay nhất vẫn là… hỏi ý kiến của người xài tiền (du khách). Điều này không khó nếu tổ chức lấy ý kiến du khách bài bản. Họ đã muốn chi tiền thì ban ngành, địa phương chịu khó thức đêm để… kiếm tiền vậy.

Có thể bạn quan tâm

Hết thời 'đếm bài thưởng tiền'?

Hết thời 'đếm bài thưởng tiền'?

Mới đây, một lãnh đạo Bộ KH-CN cho biết định hướng đầu tư cho nghiên cứu khoa học trong thời gian tới của bộ này sẽ tập trung phát triển các nhóm nghiên cứu xuất sắc, không ưu tiên đầu tư nghiên cứu chỉ để có bài báo quốc tế.
Câu chuyện cấp thiết

Câu chuyện cấp thiết

Bình Thuận đang tích cực chuẩn bị cho việc đoàn thanh tra của EC đến thanh tra lần thứ 5 về các hoạt động khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU); nhằm nỗ lực tháo gỡ thẻ vàng cho ngành thủy sản.
Hãy cho bánh mì một hướng dẫn

Hãy cho bánh mì một hướng dẫn

Vừa qua, Sở Y tế tỉnh Đồng Nai đã phát thông cáo báo chí về kết quả xét nghiệm của vụ ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì trên địa bàn TP.Long Khánh, làm khoảng 550 trường hợp phải nhập viện điều trị (tính đến ngày 7.5).
Phát huy hiệu quả các gói ưu đãi, hỗ trợ

Phát huy hiệu quả các gói ưu đãi, hỗ trợ

(GLO)- Những công điện, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ gần đây về triển khai nhiệm vụ điều hành, thúc đẩy chính sách tiền tệ năm 2024 đều nhấn mạnh tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô.