Đào tạo nguồn nhân lực ngành thương mại: Nhu cầu từ thực tiễn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Việc chú trọng đào tạo nguồn nhân lực ngành thương mại tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi sẽ thúc đẩy phát triển các loại hình thương mại phù hợp với phong tục tập quán và quy mô sản xuất của địa phương, góp phần thu hẹp khoảng cách về mức sống, thu nhập giữa các khu vực, vùng miền.

Hoạt động thương mại vùng đồng bào DTTS và miền núi chủ yếu diễn ra ở các chợ truyền thống. Hiện nay, toàn tỉnh Gia Lai có 102 chợ được phân bổ rộng khắp tại các huyện, thị xã, thành phố, trong đó có 1 chợ hạng I, 12 chợ hạng II, 70 chợ hạng III và 19 chợ tạm.

Huyện Phú Thiện có 10 xã, thị trấn nhưng chỉ có 1 chợ hạng III và 3 chợ tạm. Ngoài chợ trung tâm huyện thì 3 chợ còn lại chỉ hoạt động trao đổi hàng hóa vào buổi sáng. Ông R’Ô Thí-Phó Trưởng phòng Kinh tế-Hạ tầng huyện-cho biết: Chợ bán chủ yếu các mặt hàng thực phẩm tươi sống và hàng tiêu dùng thiết yếu.

Tại các chợ vùng đồng bào DTTS, người dân đa phần chỉ bán sản phẩm tự làm ra hoặc mua hàng về bày bán tại chỗ, do đó lợi nhuận chưa cao. Ví dụ như một sản phẩm làm ra không có bao bì, nhãn mác, thương hiệu thì giá trị sẽ thấp hơn rất nhiều so với sản phẩm có đầy đủ các tiêu chuẩn này. Từ đó để thấy rằng, chất lượng nguồn nhân lực để phát triển thương mại hay nói cách khác là trình độ của người làm công tác thương mại có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao giá trị sản phẩm.

Sở Công thương phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật thương mại tổ chức tập huấn phát triển nguồn nhân lực ngành thương mại tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Ảnh: Vũ Thảo

Sở Công thương phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật thương mại tổ chức tập huấn phát triển nguồn nhân lực ngành thương mại tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Ảnh: Vũ Thảo

Ông Lương Văn Tự-Phó Trưởng ban Quản lý chợ Phú Thiện-cho hay: Chợ Phú Thiện là chợ hạng III với 8 ki ốt, 142 lô sạp cố định và 110 lô sạp không cố định. Chợ đi vào hoạt động đã lâu nên cơ sở vật chất xuống cấp rất nhiều, tình hình mua bán khoảng 2 năm nay luôn rơi vào tình trạng ế ẩm vì phải cạnh tranh với các loại hình thương mại khác. Người dân chủ yếu đi chợ mua thực phẩm tươi sống, còn các mặt hàng khác như quần áo, đồ gia dụng thì họ có xu hướng mua tại cửa hàng hoặc mua sắm trực tuyến. Nhiều hộ kinh doanh hàng tiêu dùng ở chợ vì quá ế ẩm buộc phải sang sạp, đóng cửa. Nhiều lô sạp trong chợ hiện chỉ là kho chứa hàng.

Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, thị xã Ayun Pa hiện có nhiều sản phẩm đặc sản, đặc trưng đạt chất lượng tốt nhưng việc tiêu thụ gặp khó khăn. Ông Lê Xuân Long-Phó Trưởng phòng Kinh tế thị xã-thông tin: “Ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, nguồn nhân lực ngành thương mại rất hạn chế về kỹ năng bán hàng, quảng bá sản phẩm, thiếu kiến thức về thương mại điện tử nên hoạt động thương mại kém phát triển. Để hoạt động thương mại phát triển, ngoài yếu tố về cơ sở hạ tầng thì chất lượng nguồn nhân lực đóng vai trò rất quan trọng. Vì vậy, việc đào tạo, tập huấn về kỹ năng quản lý, bán hàng, tiếp thị, marketing rất cần thiết đối với các hộ kinh doanh”.

Cơ sở hạ tầng thương mại là một trong những yếu tố quan trọng để phát triển thương mại tại vùng nông thôn và miền núi. Ảnh: Vũ Thảo

Cơ sở hạ tầng thương mại là một trong những yếu tố quan trọng để phát triển thương mại tại vùng nông thôn và miền núi. Ảnh: Vũ Thảo

Những năm qua, cơ sở hạ tầng thương mại trên địa bàn tỉnh đã được đầu tư xây dựng, nâng cấp, từng bước đáp ứng nhu cầu của người dân. Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ làm công tác thương mại cũng được nâng lên. Những người trực tiếp kinh doanh cũng từng bước tiếp cận kiến thức, nắm bắt kịp xu hướng và những đòi hỏi về kỹ năng phát triển thương mại để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Thạc sĩ Phan Thanh Hương-giảng viên Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật thương mại (Bộ Công thương) cho rằng, vùng đồng bào DTTS và miền núi thường gặp phải nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế-xã hội do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả thiếu nguồn nhân lực chuyên môn trong lĩnh vực thương mại.

“Muốn phát triển kinh tế vùng đồng bào DTTS và miền núi thì một trong những giải pháp quan trọng là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phát triển thương mại và cơ sở hạ tầng thương mại. Con người phải được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức kinh doanh, văn minh thương mại, nâng cao kỹ năng quản lý, bán hàng, marketing để có thể tiếp cận và khai thác tốt hơn các cơ hội kinh doanh trong vùng cũng như mở rộng thị trường ra bên ngoài. Phải thay đổi tư duy trong công tác quản lý và vận hành; nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, ban quản lý chợ; nâng cao năng lực quản lý đối với các cơ sở thương mại. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng thương mại. Cùng với đó, hỗ trợ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý, xây dựng thương hiệu, đào tạo các kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp, đẩy mạnh xúc tiến thương mại truyền thống, xúc tiến thương mại trên nền tảng số. Đồng thời, tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp và cá nhân tại vùng đồng bào DTTS và miền núi”-Thạc sĩ Hương nêu giải pháp.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Ưu tiên bố trí nguồn lực địa phương hỗ trợ các “địa chỉ nhân đạo”

Gia Lai: Ưu tiên bố trí nguồn lực địa phương hỗ trợ các “địa chỉ nhân đạo”

(GLO)- Ngày 6-5, UBND tỉnh Gia Lai ban hành Công văn số 1185/UBND-KGVX về việc tiếp tục triển khai thực hiện kiến nghị, đề xuất của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam về cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” và phát triển các mô hình công tác xã hội nhân đạo.

Gia Lai: Bảo đảm 100% đối tượng đủ điều kiện được hưởng chính sách trợ giúp xã hội kịp thời

Gia Lai: Bảo đảm 100% đối tượng đủ điều kiện được hưởng chính sách trợ giúp xã hội kịp thời

(GLO)- Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế, UBND tỉnh Gia Lai vừa có Công văn yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong lĩnh vực bảo trợ xã hội và phòng-chống tệ nạn xã hội năm 2025.

Hành trình mới từ dòng vốn nhỏ

Hành trình mới từ dòng vốn nhỏ

(GLO)- Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh Gia Lai được thành lập ngày 25-4-2015. Nhờ vốn vay từ nguồn quỹ này, toàn tỉnh có 425 hộ gia đình thoát nghèo. Nguồn quỹ đã tiếp thêm niềm tin và hy vọng thoát nghèo cho nhiều phụ nữ.

Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh tỉnh Gia Lai tận tâm với công tác Hội, gắn kết đồng đội

Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh tỉnh Gia Lai Nay Hứ tận tâm với công tác Hội, gắn kết đồng đội

(GLO)- Gần 10 năm giữ cương vị Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Gia Lai, ông Nay Hứ luôn gương mẫu, tận tụy và nhiệt tình trong công việc. Với tinh thần trách nhiệm cao, ông đã góp phần lan tỏa tinh thần đoàn kết, nghĩa tình trong các phong trào, hoạt động công tác Hội.

Nhiều hộ ở Mang Yang thoát nghèo nhờ hỗ trợ mô hình sinh kế

Mô hình sinh kế tiếp sức người nghèo vươn lên

(GLO)- Từ các mô hình sinh kế do Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Mang Yang và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện triển khai đã giúp nhiều hộ nghèo thay đổi tư duy sản xuất, chủ động phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.

“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

(GLO)- Nhiều năm qua, ông Trần Ngọc Dũng (SN 1967, trú tại 85/17 Sư Vạn Hạnh, TP. Pleiku) đã trở thành người dạy thư pháp cho trẻ mồ côi, bị câm điếc, tự kỷ… để các em tự tin vươn lên trong cuộc sống. Ông rất tâm đắc với câu thơ của Tố Hữu: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

Ayun Pa: Hành trình 18 năm xây dựng và phát triển

Ayun Pa: Hành trình 18 năm xây dựng và phát triển

(GLO)- Sau 18 năm xây dựng và phát triển, thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) đã khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh cũng như phát huy sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc để vươn mình mạnh mẽ, phát triển toàn diện, ghi dấu ấn trên tất cả các lĩnh vực.