Niềm vui nước sạch về làng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những ngày này, người dân buôn Ia Rnho (xã Đất Bằng, huyện Krông Pa) rất vui mừng khi Dự án “Nước sạch vùng cao” đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Có nguồn nước sạch, bà con không còn chịu cảnh thiếu nước vào mùa khô.

Dự án “Nước sạch vùng cao” do Ban Thường vụ Huyện Đoàn Krông Pa phối hợp với Công ty TNHH Xã hội Joy Foundation thực hiện. Tổng kinh phí thực hiện dự án là 148 triệu đồng do Công ty TNHH Xã hội Joy Foundation kết nối Công ty Bitis là nhà tài trợ, chịu trách nhiệm thi công. Hệ thống nước sạch tại buôn Ia Rnho có đường ống dẫn nước đến hệ thống lọc nước theo công nghệ RO đặt tại 1 gia đình để bảo vệ, quản lý và vận hành. Nước sạch được cung cấp miễn phí cho các em học sinh, hộ nghèo buôn Ia Rnho. Ngoài ra, người dân có nhu cầu sử dụng sẽ trả mức phí 5 ngàn đồng/bình 20 lít nước.

Hệ thống lọc nước sạch tại buôn Ia Rnho, xã Đất Bằng, huyện Krông Pa. Ảnh: Lê Nam

Hệ thống lọc nước sạch tại buôn Ia Rnho, xã Đất Bằng, huyện Krông Pa. Ảnh: Lê Nam

Theo anh Kpă Thuy-Phó Bí thư Đoàn xã kiêm quản lý hệ thống lọc nước sạch, nhiều năm nay, bà con luôn mong ước được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh. Dự án này đã đáp ứng nguyện vọng của dân làng. “Được giao quản lý công trình, hàng ngày, tôi vận hành máy bơm nước từ giếng khoan lên bồn chứa, sau đó bơm vào hệ thống lọc và đóng từng bình để cho người dân sử dụng. Thời gian tới, tôi sẽ đầu tư xe kéo để giao nước tận nhà cho người dân”-anh Thuy chia sẻ.

Anh Kpă Huy cho hay: “Trước đây, người dân trong buôn phải đến các sông suối để lấy nguồn nước mạch về dùng hoặc mua nước bình tại các quán tạp hóa. Nhà tôi có 6 khẩu, bình quân 1 tháng dùng khoảng 40 bình loại 20 lít để vừa uống vừa nấu ăn. Còn tắm giặt thì sử dụng nước giếng. Giờ có dự án nước sạch, tôi đến đây mua nước về sử dụng, giá rẻ hơn một nửa nên mỗi tháng gia đình đỡ được chi phí tiền nước khoảng 200 ngàn đồng”.

Trong khi đó, chị Rơ Lan H'Mloa thì vui vẻ nói: “Ngày trước, muốn có nước sạch để uống và nấu ăn phải đi lấy ở các khe suối xa. Vào mùa khô, người dân phải ra giữa lòng sông để đào hố chờ nước mạch. Để lấy được khoảng 10-20 lít nước về sinh hoạt có khi phải chờ mất cả buổi. Còn chuyện tắm giặt thì thường tranh thủ khi đi làm rẫy. Giờ đây, có dự án nước sạch về buôn, bà con ai cũng mừng vì vừa có nước sạch sử dụng vừa giảm được chi phí”.

Xã Đất Bằng có 4 buôn (Ia Rnho, Ia Rpua, Ia Prong, Ma Giai) với 1.018 hộ, 4.999 khẩu. Trước đây, cứ vào mùa khô, người dân luôn phải chịu cảnh thiếu nước sinh hoạt. Ngoài ra, các giếng nước cũng bị nhiễm phèn nên không sử dụng để ăn uống được. Hàng năm, UBND xã hỗ trợ người dân đào các hố dưới lòng suối để tìm nguồn nước cho gia súc uống và dùng xe để chở nước sinh hoạt cung cấp cho bà con.

Thời gian gần đây, nhờ sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước và các đơn vị tài trợ đã lắp đặt hệ thống nước sạch sinh hoạt cho người dân như: công trình nước sinh hoạt xã Đất Bằng lấy nước từ công trình thủy lợi Ia Mlah về cho người dân buôn Ia Prong, Ia Rnho; Dự án cấp nước sinh hoạt tập trung tại buôn Ma Giai phục vụ nước cho người dân buôn Ma Giai và Ia Rpua; Dự án “Nước sạch vùng cao” tại buôn Ia Rnho.

Người dân mua nước từ dự án nước sạch vùng cao về dùng. Ảnh: Lê Nam

Người dân mua nước từ dự án nước sạch vùng cao về dùng. Ảnh: Lê Nam

Trao đổi với P.V, ông Trịnh Thanh Khiết-Bí thư Đảng ủy xã Đất Bằng-cho biết: Cấp ủy, chính quyền địa phương rất mừng khi nhận được sự quan tâm của các cấp, ngành, đơn vị tài trợ đầu tư các dự án nước sạch cho người dân. Giờ đây, bà con không còn chịu cảnh thiếu nước vào mùa khô, không phải sử dụng những nguồn nước bị ô nhiễm. Các công trình nước sạch đã góp phần cải thiện đời sống dân sinh, bảo vệ môi trường và tạo điều kiện phát triển kinh tế-xã hội địa phương và góp phần vào việc hoàn thành xây dựng nông thôn mới theo đúng kế hoạch.

“Hiện nay, các công trình nước sạch mới cơ bản đáp ứng khoảng 80% nhu cầu dùng nước sinh hoạt của người dân trên địa bàn. Riêng buôn Ia Rpua vẫn còn khó khăn về nước sinh hoạt, người dân phải sử dụng nước giếng và lấy nước từ các sông, suối về dùng vì Dự án cấp nước sinh hoạt tập trung tại buôn Ma Giai chỉ mới kéo được đường ống chính tới buôn Ia Rpua chứ chưa kéo được hệ thống ống nhánh tới từng hộ gia đình. Dự kiến trong năm nay, UBND huyện sẽ hỗ trợ đầu tư hệ thống ống nước đến từng hộ dân buôn Ia Rpua”-ông Khiết thông tin thêm.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Ưu tiên bố trí nguồn lực địa phương hỗ trợ các “địa chỉ nhân đạo”

Gia Lai: Ưu tiên bố trí nguồn lực địa phương hỗ trợ các “địa chỉ nhân đạo”

(GLO)- Ngày 6-5, UBND tỉnh Gia Lai ban hành Công văn số 1185/UBND-KGVX về việc tiếp tục triển khai thực hiện kiến nghị, đề xuất của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam về cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” và phát triển các mô hình công tác xã hội nhân đạo.

"Những cánh chim đầu đàn" ở Kbang. Ảnh: An Phát

"Những cánh chim đầu đàn" ở Kbang

(GLO)- Huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) hiện có 76 người có uy tín. Nhiều năm qua, đội ngũ người có uy tín trở thành "những cánh chim đầu đàn" trong các phong trào thi đua yêu nước, làm tốt sứ mệnh tập hợp đoàn kết nhân dân chung tay xây dựng buôn làng ngày càng phát triển.

Cựu chiến binh Nguyễn Văn Khởi nêu gương sáng làm theo Bác. Ảnh: Ngọc Minh

Cựu chiến binh Nguyễn Văn Khởi nêu gương sáng học tập và làm theo Bác

(GLO)- Phát huy phẩm chất bộ đội Cụ Hồ, Cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Văn Khởi (làng Kruối Chai, xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) luôn nêu gương sáng trong học tập và làm theo Bác, đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước, lao động sản xuất giỏi và giúp đỡ đồng đội có hoàn cảnh khó khăn.

Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh tỉnh Gia Lai tận tâm với công tác Hội, gắn kết đồng đội

Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh tỉnh Gia Lai Nay Hứ tận tâm với công tác Hội, gắn kết đồng đội

(GLO)- Gần 10 năm giữ cương vị Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Gia Lai, ông Nay Hứ luôn gương mẫu, tận tụy và nhiệt tình trong công việc. Với tinh thần trách nhiệm cao, ông đã góp phần lan tỏa tinh thần đoàn kết, nghĩa tình trong các phong trào, hoạt động công tác Hội.

Xóm Mồ Côi không còn 'mồ côi'

Xóm Mồ Côi không còn 'mồ côi'

Ở rìa TP.Hội An (Quảng Nam) có một xóm nhỏ với cái tên thật lạ: xóm Mồ Côi. Xóm chỉ mấy nóc nhà nhưng có tới 12 liệt sĩ, bao gồm 2 Anh hùng LLVT nhân dân, hy sinh trong 2 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.

“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

(GLO)- Nhiều năm qua, ông Trần Ngọc Dũng (SN 1967, trú tại 85/17 Sư Vạn Hạnh, TP. Pleiku) đã trở thành người dạy thư pháp cho trẻ mồ côi, bị câm điếc, tự kỷ… để các em tự tin vươn lên trong cuộc sống. Ông rất tâm đắc với câu thơ của Tố Hữu: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.