Krông Pa quan tâm đầu tư vùng dân tộc thiểu số

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Nhiều năm qua, huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) luôn ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Nhờ đó, diện mạo buôn làng và đời sống của đồng bào DTTS ngày càng khởi sắc.

Để tạo thuận lợi cho người dân buôn Ia Sóa (xã Krông Năng) đi vào khu sản xuất tập trung, năm 2022, huyện Krông Pa đã đầu tư hơn 1,48 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách trung ương làm con đường giao thông nội đồng với chiều dài hơn 1 km. Năm 2023, huyện tiếp tục bố trí kinh phí hơn 1,6 tỷ đồng đầu tư làm thêm một tuyến đường khác vào khu sản xuất tập trung của người dân buôn Ia Sóa. Ông Kpă Lôr (buôn Ia Sóa) vui mừng cho biết: “Con đường bê tông mới tạo thuận lợi cho người dân đi đến khu sản xuất, nhất là việc vận chuyển nông sản. Chúng tôi cảm ơn Nhà nước đã quan tâm đầu tư làm đường cho dân”. Còn ông Nay Leo (cùng buôn) thì nói: “Trước đây, khi chưa có con đường bê tông, người dân vận chuyển phân bón ra đồng rất khó khăn, nông sản thu hoạch phải chở từng bao về nhà bằng xe máy. Có đường mới, người dân dùng xe ô tô để chở phân bón, nông sản nhanh hơn”.

Theo ông Nông Đức Công-Phó Chủ tịch UBND xã Krông Năng: Những năm gần đây, được sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước, đời sống người dân trong xã ngày càng được nâng lên. Từ nguồn vốn 3 chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, huyện đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn từng bước hoàn thiện. Cùng với đó, hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, triển khai các mô hình khuyến nông chuyển đổi cây trồng, vật nuôi để phát triển kinh tế.

Đường giao thông nội thôn ở xã Chư Gu thôn được bê tông hóa. Ảnh: Lê Nam

Đường giao thông nội thôn ở xã Chư Gu thôn được bê tông hóa. Ảnh: Lê Nam

Cũng thông qua các chương trình, dự án, huyện đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống người dân vùng đồng bào DTTS; hỗ trợ người dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, chuyển đổi ngành nghề; cho vay vốn phát triển sản xuất, hỗ trợ làm nhà ở. Nhờ đó, hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội ngày càng được hoàn thiện, cảnh quan nông thôn sáng-xanh-sạch-đẹp; quốc phòng-an ninh, trật tự an toàn xã hội tại địa phương được giữ vững; các tệ nạn, tập tục lạc hậu được đẩy lùi. Ông Trịnh Thanh Khiết-Bí thư Đảng ủy xã Đất Bằng-cho biết: Được sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, diện mạo nông thôn của xã thay đổi theo từng năm. Nổi bật là hệ thống đường giao thông nông thôn, điện, trường học, trạm y tế và nước sinh hoạt cho người dân được đầu tư đồng bộ. Nhờ đó, đời sống người dân được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm còn dưới 27%, thu nhập bình quân đầu người đạt gần 30 triệu đồng/năm. Đến nay, xã có 4 buôn đạt danh hiệu văn hóa, trên 70% số hộ đạt gia đình văn hóa. Hiện xã đã đạt 12/19 tiêu chí nông thôn mới và phấn đấu đến năm 2030 đạt chuẩn nông thôn mới.

Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Tiến Đãng-Phó Chủ tịch UBND huyện-cho biết: Năm 2022, huyện được phân bổ hơn 39,4 tỷ đồng để thực hiện 9 dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Theo đó, địa phương đã thực hiện được 6 dự án với tổng kinh phí hơn 19 tỷ đồng, còn lại hơn 20 tỷ đồng được chuyển nguồn sang năm 2023. Tuy nhiên, hầu hết các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc chương trình chưa có hướng dẫn cụ thể quy định cách thức triển khai nên gây khó khăn cho huyện trong quá trình thực hiện. Với mục tiêu nâng cao đời sống đồng bào DTTS, huyện đang tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn.

Lãnh đạo huyện Krông Pa kiểm tra dự án cấp nước sinh hoạt tại xã Đất Bằng. Ảnh: Lê Nam

Lãnh đạo huyện Krông Pa kiểm tra dự án cấp nước sinh hoạt tại xã Đất Bằng. Ảnh: Lê Nam

“Năm 2023, HĐND huyện đã ban hành Nghị quyết số 155/NQ-HĐND về kế hoạch vốn đầu tư phát triển thực hiện 2 chương trình mục tiêu quốc gia với tổng kinh phí 29,379 tỷ đồng. Trong đó, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi 26,122 tỷ đồng; Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới 3,257 tỷ đồng. Ủy ban nhân dân huyện đã phân bổ nguồn vốn đầu tư cho 11 xã và các phòng, ban để triển khai thực hiện. Đồng thời, UBND huyện kiến nghị với cấp trên có hướng dẫn cụ thể cho cấp huyện và cơ sở triển khai nguồn vốn các dự án đảm bảo đúng với quy trình, thủ tục, hồ sơ từng phần việc”-Phó Chủ tịch UBND huyện thông tin thêm.

Có thể bạn quan tâm

Niềm vui từ con đường kết nối vùng khó

Niềm vui từ con đường kết nối vùng khó

(GLO)- Dự án đường liên huyện Mang Yang-Ia Pa (tỉnh lộ 666) dù đang bị đào xới ngổn ngang trong quá trình thi công nhưng người dân ở đây lại cảm thấy vô cùng phấn khởi. Bởi, tuyến giao thông huyết mạch khi hoàn thành sẽ tạo động lực cho người dân nơi vùng khó này vươn lên thoát nghèo.
Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

(GLO)- “Cứ việc gì đem lại lợi ích cho bà con thì làm thôi”-một câu nói nhẹ tênh nhưng thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng của ông Trần Đình Bông (thôn 3, xã Nam Yang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai).
Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

(GLO)- Năm 2006, Binh đoàn 15 bắt đầu triển khai thực hiện mô hình “gắn kết hộ” giữa hộ công nhân người Kinh và hộ công nhân người dân tộc thiểu số (DTTS). Đến nay, mô hình đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng-an ninh trên địa bàn biên giới.
Dạy bơi trên… giấy

Dạy bơi trên… giấy

Chống đuối nước hiệu quả không chỉ là mệnh lệnh, nhưng phải bằng hành động, trong đó dạy bơi và trang bị các kỹ năng chống đuối nước cho trẻ là điều rất cần phải làm.
Kông Chro: Cộng đồng và hộ gia đình tích cực quản lý, bảo vệ rừng

Kông Chro: Cộng đồng và hộ gia đình tích cực quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Thời gian qua, huyện Kông Chro đẩy mạnh giao rừng cho cộng đồng dân cư và hộ gia đình quản lý, bảo vệ. Nhờ đó, huyện từng bước nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng, đồng thời giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân sống gần rừng, nhất là hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Chiến trường xưa lưu dấu

Chiến trường xưa lưu dấu

(GLO)- Ngày 18-4, đoàn cựu chiến binh Ban Liên lạc truyền thông Đại đoàn Đồng Bằng (Sư đoàn 320, Quân đoàn 3) trong chuyến về thăm chiến trường xưa đã tổ chức dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ Đức Cơ và Nhà bia chiến thắng Chư Bồ-Đức Cơ.
Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

(GLO)-Những ngày này, người dân làng Ia Pết (xã Ia Pal, huyện Chư Sê) đang tất bật bước vào vụ thu hoạch lúa Đông-Xuân tại cánh đồng bậc thang của làng. Đây được xem là cánh đồng đẹp nhất của người Jrai tại xã Ia Pal vào mùa gặt. 

Khởi sắc Bar Măih

Khởi sắc Bar Măih

(GLO)- Từ khi triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), diện mạo xã Bar Măih (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc.
Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Văn minh đô thị là gì, bắt đầu từ đâu? Không cần phải có cái nhìn quá vĩ mô, những lời hô hào, kêu gọi "đao to búa lớn". Hãy bắt đầu xử lý ngay từ những việc tưởng nhỏ bé nhưng diễn ra mỗi ngày, làm nhức mắt, khó chịu bao người.
"Đặc sản" kiến vàng của người Jrai

"Đặc sản" kiến vàng của người Jrai

(GLO)-Kiến vàng là món ăn yêu thích và có từ lâu đời trong văn hóa ẩm thực của người Jrai sinh sống trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Để tìm bắt loại sản vật này, người dân phải mất nhiều thời gian và phải chịu được cảm giác đau khi bị kiến đốt.