Krông Pa ưu tiên phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, huyện Krông Pa đã triển khai các dự án như: hỗ trợ nhà ở, đất sản xuất, đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống... góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của đồng bào DTTS.

Gia đình ông Rơ Ô Luôn (buôn Ia Rpua, xã Đất Bằng) vừa khánh thành ngôi nhà sàn với diện tích khoảng 70 m2, kinh phí xây dựng 150 triệu đồng. Trong đó, Nhà nước hỗ trợ 44 triệu đồng, vay vốn Ngân hàng Chính sách Xã hội 40 triệu đồng, còn lại gia đình đóng góp. Ông Luôn cho hay: “Nhiều năm rồi, cuộc sống gia đình khó khăn nên phải ở trong căn nhà tạm bợ, chật hẹp. Nay được Nhà nước hỗ trợ, vay vốn ngân hàng để làm nhà, gia đình tôi vui lắm. Có chỗ ở ổn định, gia đình sẽ cố gắng làm lụng để có tiền trả nợ ngân hàng và vươn lên thoát nghèo”.

Nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước, gia đình ông Rơ Ô Luôn (buôn Ia Rpua, xã Đất Bằng) xây dựng được ngôi nhà mới. Ảnh: Lê Nam

Nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước, gia đình ông Rơ Ô Luôn (buôn Ia Rpua, xã Đất Bằng) xây dựng được ngôi nhà mới. Ảnh: Lê Nam

Theo Chủ tịch UBND xã Rô Krik: Đất Bằng có tỷ lệ hộ nghèo chiếm 31,6%. Hiện nay, toàn xã còn 30 hộ khó khăn về nhà ở. Năm 2022, thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, xã đã hỗ trợ 7 hộ nghèo làm nhà ở, 19 hộ vay vốn Ngân hàng Chính sách Xã hội để đầu tư phát triển sản xuất và chuyển đổi nghề nghiệp.

Tương tự, năm 2022, xã Chư Drăng hỗ trợ 15 hộ nghèo vay vốn để chuyển đổi nghề nghiệp, 7 hộ vay vốn để đầu tư sản xuất và hỗ trợ 7 hộ nghèo làm nhà ở. Gia đình ông Nay Liếu là một trong những hộ nghèo của buôn Suối Cẩm được hỗ trợ làm nhà. Ông chia sẻ: “Năm 2022, từ nguồn hỗ trợ của Nhà nước 44 triệu đồng, gia đình vay ngân hàng 40 triệu đồng và góp thêm vật liệu để làm ngôi nhà sàn mới. Đây là niềm vui lớn nhất của gia đình và cũng là động lực để mình cố gắng lao động sản xuất vươn lên thoát nghèo”.

Ông Ksor Rơ-Phó Chủ tịch UBND xã Chư Drăng-thông tin: Xóa nhà tạm cho hộ nghèo và tạo điều kiện giúp các hộ nghèo phát triển kinh tế là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của địa phương. Trong quá trình triển khai, xã luôn thực hiện phương châm công khai, minh bạch thông qua các cuộc họp thôn, buôn để bình xét, trong đó ưu tiên những hộ nhà ở xuống cấp, khó khăn hơn làm trước. “Thời gian đến, xã sẽ tiếp tục lồng ghép các chương trình, dự án và kêu gọi sự chung tay ủng hộ của các tổ chức, cá nhân để xóa nhà tạm cho hộ nghèo và hỗ trợ người dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống”-Phó Chủ tịch UBND xã Chư Drăng nói.

Lãnh đạo huyện Krông Pa kiểm tra các dự án thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi tại xã Đất Bằng. Ảnh: Lê Nam

Lãnh đạo huyện Krông Pa kiểm tra các dự án thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi tại xã Đất Bằng. Ảnh: Lê Nam

Năm 2022, huyện Krông Pa triển khai 6 dự án thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, gồm: giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt; quy hoạch sắp xếp, bố trí ổn định dân cư ở những nơi cần thiết; đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công trong lĩnh vực dân tộc; phát triển giáo dục-đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em; đầu tư phát triển nhóm DTTS còn nhiều khó khăn và khó khăn đặc thù; truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào DTTS và miền núi, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc tổ chức thực hiện chương trình.

Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Tiến Đãng-Phó Chủ tịch UBND huyện-cho biết: Hiện nay, toàn huyện còn 3.244 hộ nghèo (chiếm tỷ lệ 15,69% trong tổng số hộ); 2.512 hộ cận nghèo (chiếm 12,15%). Thực hiện Chương trình MTQG về phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS, năm 2022, huyện đã giải quyết được 36 nhà cho hộ nghèo không có nhà ở hoặc nhà ở dột nát; làm hơn 14 km đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng...

“Trong giai đoạn 2021-2025, huyện phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân đạt 3%/năm trở lên và tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS giảm bình quân đạt 4%/năm trở lên. Đến cuối năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện còn dưới 5%, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS còn dưới 8%; hoàn thành cơ bản công tác định canh, định cư và giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS; 100% thôn, buôn có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa; 100% số trường, lớp, trạm y tế được xây dựng kiên cố; 95% người DTTS được sử dụng nước hợp vệ sinh”-Phó Chủ tịch UBND huyện thông tin thêm.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Bảo đảm 100% đối tượng đủ điều kiện được hưởng chính sách trợ giúp xã hội kịp thời

Gia Lai: Bảo đảm 100% đối tượng đủ điều kiện được hưởng chính sách trợ giúp xã hội kịp thời

(GLO)- Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế, UBND tỉnh Gia Lai vừa có Công văn yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong lĩnh vực bảo trợ xã hội và phòng-chống tệ nạn xã hội năm 2025.

Hành trình mới từ dòng vốn nhỏ

Hành trình mới từ dòng vốn nhỏ

(GLO)- Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh Gia Lai được thành lập ngày 25-4-2015. Nhờ vốn vay từ nguồn quỹ này, toàn tỉnh có 425 hộ gia đình thoát nghèo. Nguồn quỹ đã tiếp thêm niềm tin và hy vọng thoát nghèo cho nhiều phụ nữ.

"Những cánh chim đầu đàn" ở Kbang. Ảnh: An Phát

"Những cánh chim đầu đàn" ở Kbang

(GLO)- Huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) hiện có 76 người có uy tín. Nhiều năm qua, đội ngũ người có uy tín trở thành "những cánh chim đầu đàn" trong các phong trào thi đua yêu nước, làm tốt sứ mệnh tập hợp đoàn kết nhân dân chung tay xây dựng buôn làng ngày càng phát triển.

Cựu chiến binh Nguyễn Văn Khởi nêu gương sáng làm theo Bác. Ảnh: Ngọc Minh

Cựu chiến binh Nguyễn Văn Khởi nêu gương sáng học tập và làm theo Bác

(GLO)- Phát huy phẩm chất bộ đội Cụ Hồ, Cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Văn Khởi (làng Kruối Chai, xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) luôn nêu gương sáng trong học tập và làm theo Bác, đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước, lao động sản xuất giỏi và giúp đỡ đồng đội có hoàn cảnh khó khăn.

Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh tỉnh Gia Lai tận tâm với công tác Hội, gắn kết đồng đội

Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh tỉnh Gia Lai Nay Hứ tận tâm với công tác Hội, gắn kết đồng đội

(GLO)- Gần 10 năm giữ cương vị Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Gia Lai, ông Nay Hứ luôn gương mẫu, tận tụy và nhiệt tình trong công việc. Với tinh thần trách nhiệm cao, ông đã góp phần lan tỏa tinh thần đoàn kết, nghĩa tình trong các phong trào, hoạt động công tác Hội.

Nhiều hộ ở Mang Yang thoát nghèo nhờ hỗ trợ mô hình sinh kế

Mô hình sinh kế tiếp sức người nghèo vươn lên

(GLO)- Từ các mô hình sinh kế do Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Mang Yang và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện triển khai đã giúp nhiều hộ nghèo thay đổi tư duy sản xuất, chủ động phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Xóm Mồ Côi không còn 'mồ côi'

Xóm Mồ Côi không còn 'mồ côi'

Ở rìa TP.Hội An (Quảng Nam) có một xóm nhỏ với cái tên thật lạ: xóm Mồ Côi. Xóm chỉ mấy nóc nhà nhưng có tới 12 liệt sĩ, bao gồm 2 Anh hùng LLVT nhân dân, hy sinh trong 2 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.

“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

(GLO)- Nhiều năm qua, ông Trần Ngọc Dũng (SN 1967, trú tại 85/17 Sư Vạn Hạnh, TP. Pleiku) đã trở thành người dạy thư pháp cho trẻ mồ côi, bị câm điếc, tự kỷ… để các em tự tin vươn lên trong cuộc sống. Ông rất tâm đắc với câu thơ của Tố Hữu: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

Nông thôn làng Thơh Ga B ngày càng khởi sắc, khang trang, sạch đẹp. Ảnh: Quang Tấn

Chư Pưh: Đổi thay ở làng nông thôn mới Thơh Ga B

(GLO)- Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và sự chung sức, đồng lòng của nhân dân, diện mạo nông thôn của làng Thơh Ga B (xã Chư Don) đã có nhiều thay đổi tích cực. Nhờ đó, làng đã được UBND huyện Chư Pưh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM).

Gia Lai có 8 huyện, thị đã thực hiện xử lý xong dữ liệu hộ tịch sai lệch

Gia Lai có 8 huyện, thị đã thực hiện xử lý xong dữ liệu hộ tịch sai lệch

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa có báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ về tình hình, kết quả thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính tháng 4-2025. Đối với việc rà soát, xử lý sai lệch giữa Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, có 8 địa phương đã hoàn thành.