Emagazine

E-magazine Du lịch trên những cung đường trekking

Ông Trương Hoàng Phương-Giám đốc Công ty Exotic Việt Nam từng là nhà địa lý và là người tham gia vẽ bản đồ Việt Nam làm trưởng đoàn khảo sát 2 điểm trekking nói trên. Trước đó, ông cùng đoàn công tác do Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Phan Thị Thắng làm trưởng đoàn đã khảo sát tiềm năng phát triển du lịch Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh. Chuyến công tác đó là tiền đề cho lần quay trở lại này của Exotic Việt Nam để khảo sát sâu hơn các tuyến, điểm hấp dẫn của Vườn Quốc gia và Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng. Chị Vũ Thị Trinh-hướng dẫn viên kỳ cựu của Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh là người trực tiếp dẫn đoàn Exotic Việt Nam khảo sát đỉnh Kon Ka Kinh-nóc nhà Gia Lai ở độ cao 1.748 m. Chị Trinh cho biết, với tổng diện tích gần 42 ngàn ha, Kon Ka Kinh là nơi duy nhất ở Việt Nam có kiểu rừng hỗn giao bao gồm các loài cây lá rộng và lá kim. Cung đường trekking có quá nhiều thứ để trải nghiệm mà lịch trình 3 ngày 2 đêm không thể khám phá hết.

Hành trình chinh phục đỉnh Kon Ka Kinh trải qua các đai cao khác nhau. Hệ động-thực vật phân bố ở các đai cao rất đa dạng, từ rừng xanh núi thấp, đến rừng nguyên sinh với cây tổ quạ khổng lồ hay các loài thực vật đại diện cho rừng nhiệt đới như dương xỉ thân gỗ, dương xỉ cổ đại. Càng lên cao càng kỳ thú trong sự phân luồng thực vật như qua rừng đỗ quyên đến rừng lùn (cây cối đều cao không cao quá 10 m) và cuối cùng là rừng tre trúc trên đỉnh Kon Ka Kinh.

Theo khảo sát của nhiều chuyên trang lữ hành, đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi xu hướng du lịch ở Việt Nam. Du khách Việt có xu hướng quay về với tự nhiên thông qua các tour trải nghiệm, khám phá thiên nhiên. Các doanh nghiệp lữ hành buộc phải tìm kiếm, làm mới sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của du khách. Gia Lai có địa hình rừng núi đa dạng, sở hữu Khu dự trữ sinh quyển thế giới với Vườn Quốc gia, Khu Bảo tồn thiên nhiên, hệ thống thác nước dày đặc, sông suối mang đặc trưng “hồ trên núi”… Với thế mạnh này, Gia Lai trở thành điểm đến thu hút du khách.

Không chỉ các đơn vị lữ hành trong tỉnh mà ngày càng nhiều doanh nghiệp du lịch trong nước tìm đến cao nguyên xanh Gia Lai để khảo sát các tour trekking đặc thù, hấp dẫn. Ông Hà Trọng Hải-Giám đốc Công ty cổ phần Du lịch Cao nguyên Việt-cho biết: Từ 20 năm trước, Gia Lai đã phát triển loại hình du lịch trekking và đặc biệt thu hút khách quốc tế. Các đoàn khách Tây thường đi qua các buôn làng khám phá văn hóa bản địa, rừng nguyên sinh, sông suối trên lộ trình.

Đại diện Công ty Truyền thông du lịch Le Pleiku, ông Hoàng Phương cho rằng, loại hình du lịch này hoàn toàn dựa vào thiên nhiên, lấy thiên nhiên làm nền tảng. Muốn phát triển nó, ngoài hội đủ điều kiện tài nguyên thiên nhiên thì cần có chiến lược, kế hoạch rõ ràng, bắt buộc phải quan tâm đến tính bền vững.

Gần đây, một số du khách phàn nàn rằng vào thác 50 bị làm phiền bởi tiếng ồn từ những chiếc “loa kẹo kéo”. Đó là loại ô nhiễm giữa không gian sinh thái khi du khách tìm đến loại hình du lịch này chỉ muốn sống với thiên nhiên, tận hưởng những gì yên tĩnh, hoang dã nhất. Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng nên kiểm tra, chấn chỉnh để tránh tiếng ồn làm phiền du khách, bảo vệ bền vững hệ sinh thái của thác 50-điểm trekking nổi bật nhất của du lịch Gia Lai.

Có thể bạn quan tâm

Ðảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ cuối: Phát huy sức mạnh văn hóa gắn kết cộng đồng

E-magazineÐảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ cuối: Phát huy sức mạnh văn hóa gắn kết cộng đồng

(GLO)- Nhiều đảng viên trẻ người dân tộc thiểu số (DTTS) đã có cách làm hay, sáng tạo, góp phần lan tỏa giá trị văn hóa tốt đẹp trong cộng đồng. Thông qua “sợi chỉ đỏ” văn hóa truyền thống, họ đã góp phần thắt chặt khối đoàn kết toàn dân tộc, cùng chung sức xây dựng quê hương.
Ðảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ 2: “Ðầu tàu” phát triển kinh tế

E-magazineÐảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ 2: “Ðầu tàu” phát triển kinh tế

(GLO)- Với tinh thần “khởi nghiệp từ làng”, nhiều đảng viên trẻ người dân tộc thiểu số (DTTS) đã vươn lên làm giàu. “Quả ngọt” mà họ gặt hái được từ tinh thần tiên phong, dám nghĩ, dám làm ấy đã “tiếp lửa” cho các phong trào thi đua phát triển kinh tế ở địa phương.
Ðảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ 1: Cống hiến sức trẻ xây dựng quê hương

E-magazineÐảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ 1: Cống hiến sức trẻ xây dựng quê hương

(GLO)-

Sinh ra và lớn lên tại những ngôi làng Jrai, Bahnar, với tình yêu quê hương cùng tinh thần nhiệt huyết, nhiều đảng viên trẻ đã trở thành cầu nối bền chặt giữa ý Đảng-lòng dân. Họ đang thổi một luồng sinh khí mới vào buôn làng của mình bằng nhiều việc làm mới mẻ, sáng tạo.

Doanh nghiệp tiên phong chuyển đổi xanh-Kỳ 2: Đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn

E-magazineDoanh nghiệp tiên phong chuyển đổi xanh-Kỳ 2: Đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn

(GLO)- Với việc quản lý, tái tạo theo vòng khép kín nhằm tái sử dụng chất thải trong sản xuất, hạn chế xả thải ra môi trường và tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhiều doanh nghiệp đang từng bước chuyển đổi sang sản xuất theo hướng tuần hoàn để phát triển bền vững, góp phần bảo vệ môi trường.

Doanh nghiệp tiên phong chuyển đổi xanh-Kỳ 1: Sản xuất bền vững gắn với bảo vệ môi trường

E-magazineDoanh nghiệp tiên phong chuyển đổi xanh-Kỳ 1: Sản xuất bền vững gắn với bảo vệ môi trường

(GLO)- Chuyển đổi xanh là việc chuyển từ các hoạt động sử dụng nhiều tài nguyên, gây ô nhiễm sang các giải pháp thay thế bền vững và thân thiện với môi trường. Tại Gia Lai, nhiều doanh nghiệp đóng vai trò tiên phong về chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn gắn với chuyển đổi số.

Ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng số

E-magazineƯu tiên đầu tư phát triển hạ tầng số

(GLO)- Để đáp ứng yêu cầu phát triển trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Gia Lai đang tập trung triển khai nhiều giải pháp phát triển hạ tầng số. Chương trình này nhằm tạo động lực phát triển cho nền kinh tế, đặc biệt là kinh tế số.

Cho đi là còn mãi

E-magazineCho đi là còn mãi

(GLO)- Hơn 10 năm qua, chị Nguyễn Thị Hội (SN 1990, thôn Lũh Yố, xã Ia Hrú, huyện Chư Pưh) đã trực tiếp đóng góp và vận động các Mạnh Thường Quân, nhà hảo tâm khắp mọi nơi hỗ trợ nguồn lực để giúp các mảnh đời khốn khó trong, ngoài huyện.

Thấp thỏm mùa sầu riêng

E-magazineThấp thỏm mùa sầu riêng

(GLO)- Sau những đợt nắng nóng kéo dài, nhiều địa phương trong tỉnh đã có “mưa vàng” giải khát cho cây trồng. Song, riêng với cây sầu riêng, tình trạng thời tiết thất thường khiến cây bị sốc nhiệt dẫn đến rụng hoa, rụng quả. Chính vì vậy, người trồng sầu riêng đang thấp thỏm nỗi lo mất mùa.

Món ăn “gây thương nhớ” ở phố núi

E-magazineMón ăn “gây thương nhớ” ở phố núi

(GLO)- Trải nghiệm ẩm thực đặc trưng địa phương là phần không thể thiếu trong hành trình du lịch của mỗi người. Tại Pleiku, du khách có thể thưởng thức những món ăn “gây thương nhớ” đã tồn tại qua nhiều thập kỷ gắn liền với nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của vùng đất này.

Bên dòng Krông Năng

E-magazineBên dòng Krông Năng

(GLO)- Dòng Krông Năng với màu nước xanh như ngọc làm dịu hẳn cái nắng nóng của những ngày tháng tư ở vùng “chảo lửa” Krông Pa. Từng đàn bò thong dong qua cây cầu nối đôi bờ sông xanh như chỉ dấu bắt đầu một ngày mới.

Du lịch xanh “lên ngôi”

E-magazineDu lịch xanh “lên ngôi”

(GLO)- Gia Lai có các tuyến giao thông đường bộ thuận lợi, những điểm cắm trại lý tưởng trong rừng, thác nước, nhất là các địa điểm du lịch đều gắn với thiên nhiên.