Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Ngày 9-3, UBND tỉnh Gia Lai có công văn về việc tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong triển khai, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Theo đó, để đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) và kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của các địa phương, UBND tỉnh yêu cầu các thành viên Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh giai đoạn 2021-2025; giám đốc các sở, thủ trưởng các ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn và đơn vị trực thuộc tập trung báo cáo tình hình thực hiện triển khai các chương trình MTQG năm 2022 và kế hoạch năm 2023, trong đó tập trung rà soát các khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện và tình hình giải ngân (chi tiết đến từng dự án, tiểu dự án thành phần và các nội dung thực hiện của 3 Chương trình MTQG).

Bê tông hóa đường vào 4 làng Đồn thuộc vùng căn cứ cách mạng của xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện. Ảnh: Trần Đức
Bê tông hóa đường vào 4 làng Đồn thuộc vùng căn cứ cách mạng của xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện. Ảnh: Trần Đức

Tăng cường chia sẻ, trao đổi thông tin, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau để cùng hoàn thiện, thống nhất trong công tác triển khai thực hiện các chương trình MTQG trên địa bàn, đặc biệt là trong công tác xây dựng cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của địa phương.

Cử một đồng chí lãnh đạo phòng Tài chính-Kế hoạch làm đầu mối theo dõi, tổng hợp tình hình triển khai thực hiện 03 chương trình MTQG, nhập dữ liệu trên hệ thống thông tin quốc gia các chương trình MTQG (cung cấp đầy đủ thông tin cán bộ phụ trách các nội dung nêu trên gồm: họ tên, chức vụ, số điện thoại...).

Thủ trưởng cơ quan, đơn vị đã được UBND tỉnh phân bổ kế hoạch vốn năm 2022 nhưng đến nay chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án và giao chi tiết kế hoạch vốn cho dự án, báo cáo cụ thể các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện. Các kiến nghị, đề xuất xử lý khó khăn vướng mắc của sở, ban, ngành, địa phương yêu cầu nêu rõ cơ quan chịu trách nhiệm giải quyết các khó khăn, vướng mắc để UBND tỉnh có hướng chỉ đạo cụ thể, giải quyết dứt điểm các tồn tại, hạn chế.

Các cơ quan chủ chương trình MTQG cấp tỉnh nghiên cứu xây dựng sổ tay hướng dẫn chi tiết cụ thể và hồ sơ mẫu để phổ biến, tập huấn, đào tạo cho cấp cơ sở. Rà soát, tổng hợp các văn bản quản lý, điều hành đã ban hành để triển khai thực hiện các chương trình MTQG ở địa phương, gửi báo cáo về UBND tỉnh trước ngày 10-3-2023 để kịp thời báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Các sở, ban, ngành khẩn trương ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành đầy đủ các quy định khung, văn bản quản lý, điều hành để triển khai thực hiện các chương trình MTQG ở địa phương; thời gian hoàn thành đảm bảo theo chương trình công tác năm 2023 của UBND tỉnh tại văn bản số 161/UBND-KTTH ngày 18-1-2023.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành và địa phương liên quan rà soát danh mục các dự án đầu tư, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên về tính khả thi, hiệu quả, khả năng giải ngân để tập trung thực hiện bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, tránh dàn trải, rủi ro trong quá trình tổ chức thực hiện.

Các sở, ban, ngành, địa phương tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để kịp thời hướng dẫn các đơn vị triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao bảo đảm đúng quy định hiện hành và tiến độ được giao; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thanh tra, kiểm tra cùng cấp để công tác kiểm tra, giám sát phải thực chất, hiệu quả và đề xuất các giải pháp tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc cho các đơn vị trực tiếp tổ chức thực hiện.

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.
Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với vùng cao nguyên đất đỏ, ông Huỳnh Đức Xuyến (320 Nguyễn Huệ, thị trấn Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã trải qua bao thăng trầm cùng cây cà phê. Chính từ sự kiên trì cùng với việc chọn hướng đi phù hợp, ông đã nhận được “quả ngọt” từ loại cây công nghiệp này.

Gồng mình chống hạn

Gồng mình chống hạn

(GLO)- Nắng nóng kéo dài khiến nhiều công trình thủy lợi, ao hồ, đập dâng, sông suối trên địa bàn tỉnh Gia Lai cạn nước. Tình trạng này khiến nhiều diện tích cây trồng, nhất là cây công nghiệp dài ngày đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước tưới, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng vườn cây.