Nhiều lao động trẻ ở Đắk Lắk bỏ phố về quê khởi nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Thời gian qua ngày càng có nhiều bạn trẻ ở Đắk Lắk quyết định từ bỏ những công việc ổn định, lương khá để về quê khởi nghiệp , làm giàu và tạo công ăn việc làm cho người lao động bản địa.

Bỏ lại sau lưng sự phồn hoa, năng động ở TP.HCM, sau nhiều năm với niềm đam mê làm phim, anh Y Lâm Đăng Bing (huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) trở về với buôn làng. Tình yêu văn hoá bản địa đã thôi thúc anh khởi nghiệp, phát triển du lịch với mô hình homestay kết hợp ẩm thực truyền thống của người đồng bào.

Mục tiêu của Y Lâm Đăng Bing là quảng bá ẩm thực bản địa của người M’nông và cùng với người dân đưa giai điệu, âm vang cồng chiêng Tây Nguyên đến gần với du khách.

Anh Y Lâm Đăng chia sẻ: "Văn hoá của người dân địa phương là ăn rừng, ngủ rừng nên tôi quyết định chuyển hướng kinh doanh. Sắp tới, ngoài việc nâng cao chất lượng phục vụ món ăn thì tôi sẽ lồng ghép giới thiệu cho mọi người về các món ăn bản địa khi ở trong rừng đặc biệt, hấp dẫn và có nguồn gốc ra sao".

Cũng từng có một công việc ổn định tại cơ quan Nhà nước nhưng anh Y Xim NDu (huyện Lắk) cũng quyết định viết đơn xin nghỉ để theo đuổi đam mê phát triển du lịch ở nơi “chôn rau cắt rốn”.

Sau thời gian học hỏi, tìm hiểu mô hình làm du lịch tại một số tỉnh như Lâm Đồng, Lào Cai, cùng lợi thế mang trong mình dòng máu M’nông, anh Y Xim đã xây dựng được các tour du lịch gắn liền với khám phá thiên nhiên, văn hoá, cuộc sống người dân bản địa tại huyện Lắk.

Anh Y Xim DNu (người dẫn đầu) hướng dẫn khách trong chuyến chinh phục Chư Yang Lắk và khám phá các bản làng M'nông. Ảnh: Bảo Trung

Anh Y Xim DNu (người dẫn đầu) hướng dẫn khách trong chuyến chinh phục Chư Yang Lắk và khám phá các bản làng M'nông. Ảnh: Bảo Trung

Anh Y Xim cho rằng, hiệu quả đầu tiên là mang lại giá trị cho cộng đồng địa phương của mình, tạo được việc làm cho các bác đánh cồng chiêng cho du khách hay người dân tại làng gốm có thể làm và bán sản phẩm thêm thu nhập đồng thời lưu giữ bản sắc văn hoá dân tộc.

Cũng từng là bác sĩ đa khoa, làm việc được 4 năm nhưng cảm thấy ngành nghề này chưa thực sự đúng đam mê của mình, anh Y Pốt Niê (huyện Krông Ana) quyết định nghỉ việc trở về quê hương bắt đầu khởi nghiệp từ cây cà phê - cây công nghiệp chủ lực của địa phương và đăng ký thương hiệu độc quyền Ê-Đê Café.

Anh Y Pốt Niê - Giám đốc Công ty TNHH Ê Đê Café, tỉnh Đắk Lắk cho hay, bản thân đã suy nghĩ rất kỹ mới từ bỏ công việc ổn định rồi trở về với buôn làng. Tôi bắt đầu thu mua cà phê của người dân trong buôn làng và vận động bà con chuyển đổi sản xuất cà phê theo hướng hữu cơ. Đồng thời, tôi phân phối sản phẩm đến những quán cà phê tại địa phương cho người dân và du khách thưởng thức cà phê của đồng bào Ê Đê làm ra.

Anh Y Pốt Niê hướng dẫn cho nông dân trồng cà phê tại địa phương. Ảnh: Bảo Trung

Anh Y Pốt Niê hướng dẫn cho nông dân trồng cà phê tại địa phương. Ảnh: Bảo Trung

Đến nay, Y Pốt đã khởi nghiệp thành công với mô hình chế biến cà phê, giúp cho người dân địa phương từng bước phát triển kinh tế.

Anh Y Pốt tâm sự: "Cây cà phê như đứa em, đứa con của mình vậy. Cây cà phê gia đình tôi trước giờ đều bán cho các con buôn với giá rất thấp. Vì vậy, tôi suy nghĩ tại sao sản phẩm mình làm ra nhưng không bán được giá tốt, cần phải chủ động thay đổi, tìm hướng đi mới.

Hy vọng thời gian tới, tôi sẽ có thể chính thức xuất khẩu chính ngạch cà phê và đây là mục tiêu lớn lao của mình khi xây dựng thương hiệu. Tôi mong muốn sản phẩm cà phê của người Ê Đê làm ra được xuất khẩu, mang ra thế giới".

Xưởng chế biến cà phê của anh Y Pốt Niê. Ảnh: Bảo Trung

Xưởng chế biến cà phê của anh Y Pốt Niê. Ảnh: Bảo Trung

Nhờ sự nỗ lực và học hỏi không ngừng, anh Y Pốt đã được vinh danh là 1 trong 100 gương Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2022 do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam bình chọn.

Có thể bạn quan tâm