Hội nghị khoa học phổ biến kiến thức “Đánh giá hiện tượng động đất tại tỉnh Kon Tum-Thực trạng và giải pháp ứng phó”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sáng 9/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh tổ chức Hội nghị khoa học phổ biến kiến thức “Đánh giá hiện tượng động đất tại tỉnh Kon Tum-Thực trạng và giải pháp ứng phó”.

kt.jpg
Đồng chí Nguyễn Hữu Tháp-Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: YĐ
2ky.jpg
Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: YĐ

Dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Hữu Tháp – Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan.

Hội nghị được tổ chức nhằm cung cấp các phân tích chuyên sâu, cập nhật thông tin khoa học từ các cơ quan chuyên môn, đặc biệt là Viện Các khoa học trái đất (Viện Vật lý địa cầu) giúp cán bộ, người dân nâng cao nhận thức và chủ động ứng phó với tình hình động đất xảy ra trong thời gian gần đây tại địa phương.

Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Hữu Tháp – Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, từ năm 2024 đến nay, trên địa bàn huyện Kon Plông và vùng phụ cận đã xảy ra hàng trăm trận động đất, trong đó có trận đạt 5.0 độ richter, gây ảnh hưởng đến nhà ở, công trình hạ tầng và tâm lý người dân. Trước thực trạng đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương khẩn trương kiểm tra, đánh giá thiệt hại và triển khai các biện pháp ứng phó, ổn định đời sống người dân. Tuy nhiên, công tác theo dõi, dự báo vẫn còn nhiều hạn chế do các cơ quan chức năng của tỉnh còn thiếu kinh nghiệm, chưa đủ năng lực chuyên môn và thiết bị, máy móc chuyên dùng để đo đạc, kiểm tra, đánh giá chính xác tình hình dư chấn, từ đó gặp khó khăn trong việc đề xuất giải pháp ứng phó hiệu quả.

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, Hội nghị lần này là dịp quan trọng để các nhà khoa học, chuyên gia và cơ quan quản lý cùng phân tích toàn diện hiện tượng động đất tại địa phương, từ đó đưa ra giải pháp cảnh báo, ứng phó và giảm thiểu rủi ro. UBND tỉnh sẽ tiếp tục hỗ trợ tối đa cho các chương trình nghiên cứu, ứng dụng khoa học – công nghệ trong lĩnh vực này; đồng thời, kiến nghị các bộ, ngành Trung ương tiếp tục quan tâm, đầu tư thêm các trạm quan trắc địa chất, hệ thống cảnh báo sớm và triển khai các đề tài nghiên cứu chuyên sâu để phục vụ công tác ứng phó với thiên tai không thường xuyên nhưng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng.

Tại Hội nghị, PGS.TS Nguyễn Hồng Phương và TS Bùi Thị Nhung đến từ Viện Các khoa học Trái đất trình bày các phân tích chi tiết về nguyên nhân, diễn biến và tác động của hiện tượng động đất tại tỉnh. Báo cáo trình bày rõ ràng các số liệu khảo sát thực tế, kèm theo hình ảnh minh họa, giúp người nghe có cái nhìn trực quan và khoa học về hiện tượng này.

Bên cạnh việc làm rõ đặc điểm địa chất khu vực, các chuyên gia cũng chia sẻ những nghiên cứu mới nhất liên quan đến khả năng dự báo, cảnh báo sớm động đất. Đồng thời, đưa ra nhiều kiến nghị về giải pháp kỹ thuật trong xây dựng hạ tầng phù hợp với điều kiện địa chất động lực tại Kon Tum, nhằm hạn chế tối đa thiệt hại khi xảy ra động đất.

Phần đối thoại giữa các nhà khoa học và đại diện chính quyền đã giúp làm rõ nhiều vấn đề thực tiễn và định hướng các chính sách ứng phó trong tương lai. Hội nghị đã đưa ra các giải pháp cải thiện công tác thu thập, phân tích và sử dụng dữ liệu động đất tại tỉnh, nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa và ứng phó.

Đây là dịp để các cấp, ngành, chuyên gia và cộng đồng cùng nhìn nhận rõ hơn về hiện tượng động đất đang diễn ra tại địa phương, tăng cường kết nối giữa nghiên cứu khoa học với thực tiễn quản lý, xây dựng cơ sở khoa học cho các quyết sách lâu dài trong công tác phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh.

Theo Y Đô (baokontum.com.vn)

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Kết nối rừng và biển

Kết nối rừng và biển

Cùng với việc sáp nhập tỉnh, câu chuyện giao thông kết nối biển - rừng giữa các tỉnh Nam Tây nguyên với khu vực Duyên hải Nam Trung bộ cũng rất được người dân quan tâm, với mong mỏi có thể sớm "sáng uống cà phê ở rừng chiều tắm biển".

Hỏi cây K'nia

Hỏi cây K'nia

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Quang Tuệ, người có vốn hiểu biết đáng nể về Tây Nguyên, vừa gặp tôi và than: "Em đang tìm làm một vệt clip về cây K'nia mà giờ khó tìm quá, hầu như đã hết".

null