Vì sao Việt Nam phải "rút két" đến 17 tỷ USD để mua các loại xăng, dầu về nước?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Năm 2022, Việt Nam phải chi 17 tỷ USD nhập xăng dầu các loại và dầu thô phục vụ trong nước, mức chi khủng nhất từ trước đến nay.

Việt Nam chi tiền khủng nhập khẩu xăng dầu về tiêu dùng

Nguyên nhân chính từ việc Việt Nam phải "rút két" nhiều là do giá cả mặt hàng nhiên liệu chiến lược này đã tăng liên tục trong năm 2022, tương đương từ 56-73% chỉ sau 1 năm.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2022, riêng mặt hàng xăng dầu thành phẩm Việt Nam chi gần 9 tỷ USD để nhập về nước, giá trị tăng khoảng 118% so với cùng kỳ năm trước.

Việt Nam chi hàng chục tỷ USD để nhập xăng dầu và dầu thô năm 2022 do mức giá tăng cao kỷ lục trong vòng một năm (Ảnh minh hoạ).

Việt Nam chi hàng chục tỷ USD để nhập xăng dầu và dầu thô năm 2022 do mức giá tăng cao kỷ lục trong vòng một năm (Ảnh minh hoạ).

Về dầu thô, Việt Nam cũng chi hơn 7,8 tỷ USD nhập dầu thô phục vụ ngành lọc hoá dầu trong nước.

Tổng giá trị nhập khẩu hai mặt hàng chiến lược này của Việt Nam tương đương gần 17 tỷ USD trong năm 2022, cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước 9,4 tỷ USD (trong đó nhập xăng dầu thành phẩm là 4,1 tỷ USD và dầu thô là 5,2 tỷ USD).

Về lượng, năm 2022, đối với xăng dầu thành phẩm Việt Nam nhập hơn 8,87 triệu tấn, tăng gần 2 triệu tấn so với cùng kỳ năm trước, trong đó có gần 2 triệu lít xăng; 4,8 triệu tấn dầu diesel và 1,4 triệu tấn nhiên liệu bay.

Đối với dầu thô, hết tháng 12/2022, Việt Nam nhập khoảng 10,2 triệu tấn, tăng 200.000 tấn so với cùng kỳ năm trước, mức tăng không đáng kể.

Bình quân giá nhập xăng năm 2022 của Việt Nam là khoảng 23,5 triệu đồng/tấn, tăng 56% mức giá bình quân so với cùng kỳ năm 2021. Về dầu diesel, giá bình quân vào khoảng 23,4 triệu đồng/ lít, tăng 73% so với mức giá bình quân năm 2021.

Có thể nói, giá nhập khẩu xăng dầu thành phẩm về Việt Nam năm 2022 tăng rất cao từ 55-73% so với cùng kỳ năm trước, trong khi lượng xăng dầu nhập khẩu băm nay tăng gần 2 triệu tấn so với cùng kỳ năm trước, cho thấy nhu cầu xăng dầu của Việt Nam đang tăng nhanh.

Tuy nhiên, xét về kim ngạch, dầu thô nhập về Việt Nam năm 2022 tăng gần 50% so với cùng kỳ năm trước. Mỗi tấn dầu thô nhập về Việt Nam năm 2022 có giá 17,6 triệu đồng, trong khi đó, năm 2021 mỗi tấn dầu thô nhập về chỉ có giá 12 triệu đồng, mức giá tăng tương đương khoảng 47%.

Việc tăng giá dầu thô nhập khẩu có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả và cân đối tài chính của lọc hoá dầu Nghi Sơn, vốn đã và đang tồn tại nhiều khó khăn về tài chính kể từ khi vận hành thương mại chính thức.

Năm 2023, Bộ Công Thương đưa ra 2 kịch bản, giao cho các doanh đầu mối mua và nhập khẩu từ 25,9 - 26,7 triệu m3/ tấn xăng dầu, mức tăng từ 10 - 15% so với năm 2022.

Có thể bạn quan tâm

Nơi hội tụ đặc sản địa phương

Nơi hội tụ đặc sản địa phương

(GLO)- Showroom trưng bày và giới thiệu sản phẩm đặc sản Gia Lai của Hợp tác xã (HTX) Khoa học công nghệ-Thương mại cà phê Việt Nam (HTX VCSC) tại số 104 Lê Lợi (TP. Pleiku) là nơi hội tụ các mặt hàng đặc sản địa phương, sản phẩm tiêu biểu của các doanh nghiệp, cá nhân và HTX trên địa bàn tỉnh.

Trà hoa vàng “Made in Gia Lai”

Trà hoa vàng “Made in Gia Lai”

(GLO)- Vùng đất Nghĩa Hưng (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) không chỉ nổi tiếng với danh trà Biển Hồ, hàng thông trăm tuổi mà còn hiện diện một sản vật có nguồn gốc từ các tỉnh phía Bắc được du nhập và gắn thương hiệu “Made in Gia Lai”.