Sắc màu tháng ba

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tháng ba được mệnh danh là tháng đẹp nhất của Tây Nguyên, tháng được mọi người trông mong, chờ đợi.
Mấy ngày trước, lúc sớm mai hay khi đêm về, thời tiết vẫn se sắt lạnh. Vậy mà, khi chạm vào tháng ba, khí trời đã có một cuộc chuyển đổi ngoạn mục, ngày nối ngày, dần trở nên oi nóng, ghi dấu những bước chân đầu tiên của mùa khô.
Tháng ba đánh dấu sự chuyển mùa bằng nắng vàng và gió thắm. Tháng ba cũng đánh dấu mùa khô bằng màu trắng của cỏ, những đám cỏ khô quắt với màu trắng bàng bạc tạo thành một khung cảnh như được chỉnh màu photoshop. Có thể thấy, những đám cỏ lớn từ màu hồng, xanh, tím, trải qua một mùa đông dài đã chuyển qua trắng nằm rải rác khắp các triền đồi.
Nhìn cỏ, tôi lại nhớ tới bộ ảnh cưới của mình. Bộ ảnh được chụp vào tháng ba với những đồi cỏ bát ngát màu trắng, lạ lẫm và mê hoặc. Nhìn lại hình ảnh của mình trong những bức ảnh ngày xưa, thấy tháng ba dù nắng gắt cỡ nào thì miệng vẫn cười tươi hết mức.
Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang
Tháng ba là thời khắc của những sắc màu. Ngoài màu trắng bàng bạc của cỏ thì phải kể đến màu trắng muốt của hoa cà phê đến thời kỳ trổ bông.
Những cành cà phê từ trên cao xuống thấp đều được phủ trắng hoa như những bông tuyết đầu mùa hạ, điểm trên những cành lá màu xanh càng làm cho màu trắng của hoa trở nên nổi bật, trong không gian bát ngát của núi rừng, với vẻ đẹp tinh khiết và sức sống mãnh liệt. Nhìn cánh đồng cà phê mà không khỏi khâm phục những người nông dân đã chăm chút cho những đứa con tinh thần của mình để tạo nên vẻ đẹp và đặc sản cho Gia Lai.
Tháng ba Tây Nguyên còn đẹp bởi màu xanh. Bầu trời xanh thẳm, cao trong vời vợi. Và khi ta dừng bước tại Biển Hồ, lại thấy, không gian như mở rộng hơn khi bầu trời xanh thẳm tựa vào màu nước thắm biếc, rồi cả hai như hòa vào làm một, tạo nên không gian rộng mở, thanh bình.
Còn thêm một màu nhắc nhớ tháng ba, đó là màu vàng của nắng. Màu nắng của tháng ba cũng thay đổi, nắng ngả qua vàng đậm chứ không còn mơ vàng như tháng mùa đông. Nắng tháng ba phủ không gian vào lúc sớm đầu ngày và khi nhiệt độ đang dần tăng lên thì không gian ướp một màu vàng sậm trải dài trên khắp các mái nhà, đường phố.
Ngoài màu nắng vàng thì một “đặc sản” không thể thiếu trong tháng ba đó là màu vàng của những cánh bướm. Những cánh bướm bay ngập phố, tạo cảm giác rợn ngợp và hấp dẫn, khiến ta quên đi cái nóng của tháng ba để hòa mình vào những cảnh sắc thiên nhiên tuyệt vời. Du khách ghé thăm đúng dịp này, tưởng chừng mình đang lạc vào một xứ sở thần tiên nào đó...
Và cứ thế, tháng ba như được chắt lọc hết tất thảy những tinh túy của đất trời để tạo nên một vẻ đẹp không lẫn vào đâu của Tây Nguyên.
LÊ VI THỦY

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.