Tháng Giêng hoa cải

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tháng Giêng chậm rãi xuôi ngày vào nắng nhạt, sương se, gió nhẹ cùng muôn sắc lá hoa đẹp mơ màng như ước vọng khởi đầu cho một năm mới. Dọc triền ký ức, quê nhà có hoa cải sắc vàng mơ mải, dáng vẻ thướt tha nơi mảnh vườn trước sân, bên bãi bồi ven sông.
Minh họa: HUYỀN TRANG
Minh họa: Huyền Trang
Cải là rau ăn lá phổ biến, dễ tính chăm trồng. Độ cuối tháng 10 Âm lịch, nhà nông vào vụ gieo trồng. Bắt đầu là vườn rau trái sân nhà. Bà con đốn tre, chẻ lạt, đan mành dựng rào mảnh vườn ngăn gia cầm thả rông. Tiếp đến là làm đất, trộn phân chuồng ủ hoai, vun giồng, ngăn luống. Sau vài ba hôm, đợi đất đủ ẩm tơi mới xuống giống, gieo hạt các loại: rau ăn lá có xà lách, cải, hành ngò; rau ăn quả có dưa, cà, đậu cô ve…
Rồi cùng nhau làm đồng, theo trình tự là bờ soi, đồng cạn, ruộng sâu. Bờ soi trỉa hạt cây màu, vùng đất này dành cho cây họ đậu; vùng đất kia dành cho cây bắp. Cùng với đó, hạt cải được gieo trên những bờ soi dọc triền sông phù sa mịn màng, màu mỡ. Sau độ qua 3 đêm, hạt cải nảy mầm. Cứ thế, cải đón mưa xuân, sương sớm, nồm non, nắng nhạt mà vươn mình, chen sắc xanh mơn mởn.
Theo từng độ tuổi sinh trưởng mà cây cải được dùng đến. Cải non ăn sống, trộn với xà lách, rau mùi, lá hành, lá tỏi, giá đậu. Cải trưởng thành nấu canh với tép đồng, ruốc biển. Cải trổ ngồng dùng để muối dưa ăn ngay hay để dành ngày sau tùy thuộc vào độ mặn nhạt mà tỷ lệ muối được tra vào. Những cây cải còn sót lại cứ thế vươn lên mà trổ hoa.
Mảnh vườn trước sân, những luống rau cải dành để lấy hạt giống cho mùa sau vươn ngồng, những chùm nụ tròn bé xíu chỉ lớn hơn đầu cây tăm, xanh nhạt được nắng sớm sưởi ấm, giục gọi bất chợt hé nhụy vàng mơ lăn tăn nơi đầu cuống. Và lại bất chợt sớm mai nào đó thức muộn, ngợp mắt, rợp trời hoa cải vàng bên sông, trước sân nhà.
Chính cái sắc vàng nhạt, điệp trùng trong cánh tay gầy guộc khẳng khiu có gió nồm non mơn man trong nắng xuân mỏng loãng chừng như dễ tan theo nắng gió hoa cải đẹp quyến rũ, tinh khôi. Hoa cải thêm lung linh khi có bướm ong la đà tìm mật. Những chùm nhụy nâu nhỏ như mắt kiến phát tán phấn hoa mắt thường không nhìn thấy. Rồi gió lay, hoa rụng vương cánh vàng dưới gốc. Hương hoa cải khó đón định, góp vào hơi thở dòng sông, hương đất có cỏ dại lên xanh, đồng làng bờ soi, ruộng mật làm nên hương đồng nội.
Năm nào đó, tháng Giêng đêm sương muối xuống nhiều, mưa xuân nặng hạt, gió đông bất chợt lạnh lùa hoa cải nở muộn, đài hoa cho chùm quả thưa, ngắn, ít hạt. Người nhà quê lo lắng mùa sau thiếu hạt cải giống.
Đi qua mùa hoa, hạt cải già. Ấy là khi thân cành khẳng khiu ngả màu nâu sạm. Cải già được cắt sát gốc, phơi khô giòn trên những chiếc nia lớn, đập lấy hạt. Thân cải khô dùng bó chổi quét sân. Đời cải chẳng bỏ phí phần nào!
Hiện nay, dù thực phẩm phong phú nhưng thức món không thể thiếu rau xanh, trong đó có cải tươi, dưa cải. Bây giờ, nguồn cung cấp hạt giống đã sẵn, chất lượng cao nhưng người nhà quê vẫn tự làm ra hạt cải giống dành cho mùa sau. Thế nên vẫn còn hoa cải đẹp miên man trước sân nhà, dọc triền sông mỗi độ tháng Giêng về!
NGUYỄN ĐÌNH PHÊ

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

(GLO)- Dẫu biết rằng xuân qua hạ tới, thu tận đông tàn là quy luật của thiên nhiên nhưng sao chứng kiến những khoảnh khắc mùa nối mùa vẫn khiến tác giả Hoàng Đăng Du không khỏi cảm thấy chút nuối tiếc, hụt hẫng, bâng khuâng...
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...
Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

(GLO)- Nhà thơ Bùi Quang Thanh quê Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, tuổi Canh Dần (1950). Năm 1971, ông là lính của Mặt trận Tây Nguyên, đã từng tham gia chiến dịch giải phóng Đăk Tô-Tân Cảnh 1972 và suýt nữa thì nằm lại giữa rừng “cánh Trung” vì sốt rét.

Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

(GLO)- Loài hoa mang trong mình vị đắng đót nhưng vẫn căng mình tận hiến không chỉ sắc vàng rực rỡ mà còn nuôi dưỡng cho đất đỏ bazan màu mỡ. Bài thơ "Hoa đắng" của nhà thơ Ngô Thanh Vân là những lời viết đầy cảm xúc dành cho loài hoa đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên đầy nắng và gió này.
Bày tranh Việt đoạt giải thưởng Đông Nam Á trị giá nửa tỷ đồng

Bày tranh Việt đoạt giải thưởng Đông Nam Á trị giá nửa tỷ đồng

Tác phẩm đặc sắc của 8 nghệ sĩ trẻ tài năng nhất từ cuộc thi mỹ thuật uy tín Đông Nam Á “UOB Painting of the Year 2023” được trưng bày tại triển lãm, đón khách tham quan từ sáng 23/3 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Chủ nhân bức tranh được giải cao nhất mang về phần thưởng 500 triệu đồng.