Biểu diễn áo dài và thời trang thổ cẩm Tây Nguyên tại Kon Tum

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nhà thiết kế Minh Hạnh cho biết chương trình biểu diễn áo dài và thời trang thổ cẩm Tây Nguyên được tổ chức tại Kon Tum có 80% diễn viên là học sinh dân tộc thiểu số.



Ngày 27/10, tại nhà rông Kon Klor, thành phố Kon Tum, Ủy ban Nhân dân huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum phối hợp với nhà thiết kế Minh Hạnh tổ chức họp báo công bố Chương trình biểu diễn áo dài và thời trang thổ cẩm Tây Nguyên.

Chương trình biểu diễn được tổ chức trong 2 ngày 29-30/10, tại Thác Pa Sỹ và đường Hùng Vương (thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông).

Những chi tiết đặc sắc trong sản phẩm thời trang thổ cẩm Tây Nguyên của nhà thiết kế Minh Hạnh. (Ảnh: Cao Nguyên/TTXVN)
Những chi tiết đặc sắc trong sản phẩm thời trang thổ cẩm Tây Nguyên của nhà thiết kế Minh Hạnh. (Ảnh: Cao Nguyên/TTXVN)


Nhà thiết kế Minh Hạnh cho biết chương trình nhằm gìn giữ và bảo tồn nét đẹp của thổ cẩm tại Kon Tum nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung, trong đó 80% diễn viên là học sinh dân tộc thiểu số tại chỗ.

Chương trình cũng nhằm khẳng định tay nghề của người đồng bào dân tộc thiểu số trong việc may mặc truyền thống; góp phần làm lan tỏa nét đẹp từ thổ cẩm đến người dân tại tỉnh Kon Tum nói riêng và cả nước nói chung.

“Những chiếc áo dài trên nền vải thổ cẩm là sản phẩm độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên như Ê đê, Ba Na, Xơ Đăng... Với mỗi cộng đồng dân tộc, các họa tiết thổ cẩm sẽ khác nhau, cách phối màu cũng khác nhau. Đặc trưng vải thổ cẩm sẽ có những họa tiết như chim, ba ba, cồng chiêng, ngà voi với sự pha trộn màu sắc đa dạng. Với người Tây Nguyên, vải thổ cẩm nền đen đại diện cho đất đai; gam màu đỏ thể hiện sự đam mê và tình yêu và gam màu vàng tượng trưng cho ánh sáng, con người và thiên nhiên," nhà thiết kế Minh Hạnh cho biết thêm.

Đáng chú ý, đây là lần đầu tiên những chiếc áo dài trên nền vải thổ cẩm sẽ được biểu diễn xung quanh Thác Pa Sỹ, tạo nên sự kết hợp độc đáo của kiệt tác thiên nhiên và con người.

Theo Khoa Chương (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

(GLO)- Với người Jrai, hát dân ca là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, những người biết hát dân ca luôn quan tâm tới việc bảo tồn, lưu giữ và khơi gợi niềm đam mê cho thế hệ trẻ để góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

(GLO)- Trong các nghi lễ truyền thống của người Jrai thì lễ bỏ mả mang đậm nét văn hóa dân gian, là lễ hội nổi trội nhất, hấp dẫn nhất và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo quan niệm của người Jrai, lễ bỏ mả là ngày vui cộng cảm, ngày hội của cộng đồng.
Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.