Bảo tàng Đắk Lắk tiếp nhận tài liệu, hiện vật năm 2019

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk trao giấy chứng nhận cho các tập thể, cá nhân đã hiến tặng hiện vật cho bảo tàng.
 

 Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk vừa tổ chức Lễ tiếp nhận tài liệu, hiện vật do các tập thể, cá nhân hiến tặng, đồng thời vinh danh, tri ân các tập thể, cá nhân đã đóng góp tích cực và hiệu quả trong việc gìn giữ những tư liệu quý, giúp cho công tác trưng bày của Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk ngày càng sinh động và phong phú.

Tại lễ tiếp nhận đã có 19 cá nhân hiến tặng hơn 40 đơn vị hiện vật gồm các hiện vật về khảo cổ, văn hóa dân tộc, hiện vật thời kháng chiến, thời kỳ bao cấp và thời kỳ đổi mới đất nước. Mỗi hiện vật được trao tặng đều gắn với những dấu mốc lịch sử, những kỷ niệm, ký ức của mỗi người.

 
Những hiện vật được hiến tặng dịp này
Những hiện vật được hiến tặng dịp này



Tham gia hiến tặng 2 chiếc ché, 1 chiếc nồi đất và một số bát đĩa của đồng bào dân tộc Tây Nguyên trong dịp này, anh Trần Quốc Toản, ở phường Tân  Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột cho biết, anh vốn say mê sưu tầm đồ vật của bà con các dân tộc ở Tây Nguyên, khi biết Bảo tàng Đắk Lắk tiếp nhận hiến tặng hiện vật, anh đã không ngần ngại mang tặng một phần đồ vật mà mình đã sưu tầm được. Anh Toản hy vọng, hành động này của anh sẽ giúp lan tỏa thêm tinh thần bảo tồn, lưu giữ hiện vật có giá trị đang dần bị mai một trong cộng đồng.

 

Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk trao giấy chứng nhận cho các tập thể, cá nhân đã hiến tặng hiện vật cho bảo tàng.
Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk trao giấy chứng nhận cho các tập thể, cá nhân đã hiến tặng hiện vật cho bảo tàng.



“Chủ yếu hiện vật của mình sưu tầm được như là chiêng, ché, rồi những vật dụng hàng ngày của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Trong quá trình tham gia cùng với một số anh em tham quan bảo tàng thì cũng gặp một số anh chị làm công tác bảo tồn, sau nhiều câu chuyện thì mình nghĩ rằng mình có trách nhiệm đưa đến bảo tàng một số cái. Cũng không phải nhằm mục đích to lớn gì cả mà để cho nhiều người biết được rằng nếu có đam mê, có ý nghĩ về việc bảo tồn thì cũng nên làm những việc như thế để khuyến khích nhiều người tham gia hơn", anh Trần Quốc Toản cho biết.

Đây là lần thứ hai Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ tiếp nhận các hiện vật do người dân hiến tặng. Theo ông Đinh Một, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk, toàn bộ những hiện vật, tư liệu mà Bảo tàng tiếp nhận lần này có giá trị văn hóa, lịch sử, tinh thần to lớn, góp phần quan trọng vào công tác nghiên cứu, gìn giữ và phát huy giá trị bản sắc văn hóa tại Bảo tàng.

“Sau khi tiếp nhận chúng tôi phải xây dựng hồ sơ khoa học đối với từng hiện vật. Trên cơ sở hồ sơ khoa học đó chúng tôi sẽ nghiên cứu để tổ chức trưng bày những chuyên đề, tùy theo những hiện vật mà chúng tôi tiếp nhận được thì chúng tôi sẽ có những chuyên đề để đưa những giá trị của các hiện vật này đến gần hơn với công chúng, giúp công chúng hiểu rõ hơn về giai đoạn lịch sử của dân tộc, của đất nước và của tỉnh", ông Đinh Một chia sẻ.

Nam Trang/VOV-Tây Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

(GLO)- Trong các nghi lễ truyền thống của người Jrai thì lễ bỏ mả mang đậm nét văn hóa dân gian, là lễ hội nổi trội nhất, hấp dẫn nhất và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo quan niệm của người Jrai, lễ bỏ mả là ngày vui cộng cảm, ngày hội của cộng đồng.
Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

(GLO)- 

Tròn 70 năm kể từ khi cố Nghệ sĩ Ưu tú Nay Pharr (làng Ơi H'Briu, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) mang chiếc đàn t'rưng giới thiệu đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước, loại nhạc cụ độc đáo ấy đã được quảng bá không ngừng.

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.
Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

(GLO)- Nhằm phát huy giá trị Khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng đầu tư tôn tạo cũng như tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, về nguồn nhằm xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại địa phương.