Chủ động phòng-chống hạn trên địa bàn Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, tổng lượng mưa khu vực Tây Nguyên từ tháng 11-2018 đến tháng 4-2019 sẽ giảm 20-50% so với trung bình nhiều năm, dòng chảy sông suối thấp hơn trung bình nhiều năm 10-30%. Theo đó, việc cấp nước cho sản xuất nông nghiệp trong mùa khô 2019 sẽ gặp khó khăn và nguy cơ xảy ra hạn hán, thiếu nước.
Chư Pah: Chú trọng duy tu, sửa chữa công trình thủy lợi
Chư Pah chú trọng duy tu, sửa chữa công trình thủy lợi. Ảnh: Lê Nam

Trước tình hình đó, UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Chỉ thị số 01/CT-UBND yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo cơ quan liên quan tiến hành kiểm tra đánh giá lượng nước hiện có ở sông suối, các công trình thủy lợi và xây dựng kế hoạch cấp nước để phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân 2018-2019 cho từng công trình. Đồng thời, xây dựng kế hoạch phòng-chống hạn, thiếu nước, chủ động tổ chức nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy; quản lý chặt chẽ nguồn nước, hạn chế rò rỉ thất thoát, sử dụng nguồn nước tiết kiệm, hiệu quả. Vận động người dân sử dụng các biện pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho lúa và các cây trồng cạn có giá trị kinh tế cao; không để xảy ra việc tranh chấp điện, nước phục vụ sản xuất trong nhân dân…

Lê Nam

Có thể bạn quan tâm

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.

Anh Thuế bên vườn cà phê tái canh của gia đình

Kiểm soát vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106 ngàn ha cà phê. Theo kế hoạch, năm 2025, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả.

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

(GLO)- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là hướng đi chiến lược để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, cần chuyển hóa lợi thế nông sản địa phương thành năng lực cạnh tranh thực thụ để đủ sức vươn xa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các sản phẩm OCOP của HTX Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (ảnh đơn vị cung cấp).

Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

(GLO)- Sau 5 năm triển khai Đề án số 02-ĐA/HU của Huyện ủy về phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã từng bước hình thành vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao hiệu quả kinh tế, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Cây dâu tằm “bén đất” Ia Pa

Cây dâu tằm “bén đất” Ia Pa

(GLO)- Mặc dù mới “bén đất” Ia Pa (tỉnh Gia Lai) hơn 1 năm nay, song mô hình trồng dâu nuôi tằm đã mang lại hiệu quả cao, mở ra cơ hội chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương.