Bình Định đẩy mạnh du lịch cộng đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Bình Định là một trong những địa phương có vị trí thuận lợi và tiềm năng du lịch tương đối toàn diện về tự nhiên, văn hóa cho phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn.
 
Ngày 21.1, UBND tỉnh Bình Định cho biết, Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Lâm Hải Giang đã ký báo cáo gửi Bộ NN&PTNT, Bộ VH-TT&DL về tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển du lịch nông thôn trên địa bàn tỉnh này.
Phát huy tiềm năng
Cụ thể, với đường bờ biển dài gần 134 km, tài nguyên du lịch biển, đảo của Bình Định phong phú và hấp dẫn với các bãi biển đẹp, các cảnh quan bờ biển kỳ thú, danh lam thắng cảnh, hệ sinh thái đa dạng với nhiều rạn san hô và thảm rong tảo - cỏ biển, các loại cá rạn, tôm hùm, nhím biển, sao biển….
Kết hợp với văn hóa làng chài đặc trưng, tỉnh Bình Định có điều kiện thuận lợi để phát triển các sản phẩm du lịch có tính cạnh tranh cao với các loại hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng gắn kết với trải nghiệm đời sống của người dân vùng ven biển.
Trong số các tài nguyên du lịch biển, đảo của tỉnh, các điểm tài nguyên nổi bật cho phát triển du lịch cộng đồng gồm: Nhơn Lý, Nhơn Hải, Nhơn Châu, Ghềnh Ráng, Cát Tiến, Cát Khánh, Mỹ Thành, Mỹ Thọ, Hoài Mỹ, Tam Quan Nam…

Bình Định là quê hương của nhiều sản vật đặc sắc từ tự nhiên như: yến sào, tôm hùm, tôm sú... Ảnh: N.T
Bình Định là quê hương của nhiều sản vật đặc sắc từ tự nhiên như: yến sào, tôm hùm, tôm sú... Ảnh: N.T
Ngoài ra, Bình Định là tỉnh có bề dày lịch sử với hệ thống di tích lịch sử phong phú. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 123 di tích được xếp hạng với 2 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 34 di tích cấp quốc gia và 97 di tích cấp tỉnh.
Tỉnh này có 69 làng nghề, với 12 nhóm ngành nghề. Nhiều làng nghề nổi tiếng được biết đến như: Làng nghề Rượu Bàu Đá; Làng nghề Tiện Gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu; Làng nghề Nón ngựa Phú Gia….
Bình Định là quê hương của nhiều sản vật đặc sắc từ tự nhiên như: yến sào, tôm hùm, tôm sú, cua huỳnh đế, mực ống, cá chua, cá ngừ đại dương....
Các món ẩm thực như: rượu Bàu Đá, nem Chợ huyện, bún tôm, bún rạm Phù Mỹ, bún cá Quy Nhơn, bánh tráng, bún Song thằn An Thái, bánh ít lá gai… là tiền đề tạo nên văn hóa ẩm thực Bình Định luôn hấp dẫn khách du lịch.

Một góc Bãi Xếp (TP.Quy Nhơn, tỉnh Bình Định). Ảnh: N.T
Một góc Bãi Xếp (TP.Quy Nhơn, tỉnh Bình Định). Ảnh: N.T
Tuy nhiên tỉnh này vẫn còn các hạn chế như hệ thống sản phẩm du lịch còn đơn điệu, bước đầu chỉ mới tập trung khai thác sản phẩm du lịch cộng đồng ven biển TP.Quy Nhơn kết hợp du lịch sinh thái biển, làng nghề truyền thống.
Liên kết để phát triển
Trong thời gian tới, Bình Định sẽ phát triển làng nghề và ngành nghề nông thôn kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp trên cơ sở phát huy giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao giá trị sản phẩm gắn liền với phát triển dịch vụ du lịch, gắn hoạt động sản xuất của làng nghề với các hoạt động dịch vụ, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng.
Tỉnh này cũng sẽ hình thành sản phẩm du lịch cộng đồng ven biển Quy Nhơn mang đậm tính đặc trưng, độc đáo của Bình Định; hình thành mô hình du lịch cộng đồng tại Xã Nhơn Lý (thôn Lý Lương, Lý Hưng) và khu vực Bãi Xép - Phường Ghềnh Ráng để quản lý, điều hành ổn định các hoạt động du lịch.
Từ đó triển khai nhân rộng mô hình phát triển du lịch cộng đồng tại các địa bàn khác như, địa bàn ven biển ở TP.Quy Nhơn có xã Nhơn Hải, Nhơn Châu; huyện Tuy Phước có xã Phước Sơn; huyện Phù Cát có xã Cát Hải; địa bàn ven biển huyện Phù Mỹ có xã Mỹ Thọ, Mỹ Thành; địa bàn ven biển TX.Hoài Nhơn có Tam Quan Bắc...

Nhà thờ Lòng Sông là một trong những điểm đến thú vị khi đi du lịch Bình Định. Ảnh: N.T
Nhà thờ Lòng Sông là một trong những điểm đến thú vị khi đi du lịch Bình Định. Ảnh: N.T
Đến năm 2025, tỉnh này thu hút trên 5.860 lượt khách đến với 4 làng nghề theo Đề án; phát triển từ 5-10 hộ gia đình đủ điều kiện phục vụ khách du lịch tại mỗi làng nghề, nâng mức thu nhập các hộ hoạt động làng nghề gắn với phát triển du lịch 2 - 3 lần so với sản xuất thuần nông.
Thị trường khách du lịch nội địa sẽ tập trung đối tượng khách du lịch Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng, các tỉnh, thành trong khu vực miền Trung và Tây Nguyên, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ.
Thị trường khách quốc tế bao gồm các thị trường chính: Khách Tây Âu, Úc, Mỹ, thị trường khách Đông Nam Á, Đông Á gắn với du lịch du lịch sinh thái và trải nghiệm văn hóa cộng đồng, làng nghề, nông nghiệp.
Theo Nguyễn Tri (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm đặc trưng địa phương sẵn sàng cho Tuần lễ Hoa dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

Sản phẩm đặc trưng địa phương sẵn sàng cho Tuần lễ Hoa dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

(GLO)- Tuần lễ Hoa dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024 diễn ra từ ngày 6 đến 12-11 tại khu vực sân nhà rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh). Ngoài hoạt động văn hóa-thể thao đặc sắc, sự kiện này còn là dịp để quảng bá các mặt hàng truyền thống của địa phương.