Dê núi, cơm cháy tạo thế mạnh ẩm thực du lịch của Ninh Bình

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tại tỉnh Ninh Bình, văn hóa ẩm thực được biết đến với sự phong phú về số lượng, tinh tế, đa dạng trong từng khâu chế biến với nhiều món ăn nổi tiếng như dê núi Trường Yên, cơm cháy Ninh Bình...

Khai mạc Lễ hội ẩm thực du lịch Ninh Bình năm 2024. (Nguồn: Thùy Dung/TTXVN)
Khai mạc Lễ hội ẩm thực du lịch Ninh Bình năm 2024. (Nguồn: Thùy Dung/TTXVN)

Ngày 23/10, tại thành phố Ninh Bình, trong khuôn khổ Lễ hội ẩm thực Ninh Bình năm 2024, Hiệp hội Du lịch tỉnh Ninh Bình phối hợp với Sở Du lịch tỉnh và Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam tổ chức Tọa đàm "Phát triển Văn hóa ẩm thực Du lịch Ninh Bình."

Buổi tọa đàm có sự tham gia của các nhà nghiên cứu, chuyên gia, nghệ nhân văn hóa ẩm thực trong và ngoài tỉnh. Buổi tọa đàm nhằm thảo luận về các giá trị độc đáo, đánh giá thực trạng, tiềm năng của ẩm thực Ninh Bình cũng như đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ ẩm thực, những chính sách cần thiết để hỗ trợ các cơ sở kinh doanh nâng tầm văn hóa ẩm thực Ninh Bình.

Các đại biểu đã tập trung phân tích thực trạng và định hướng phát triển ẩm thực du lịch Ninh Bình qua 2 phiên thảo luận: "Đánh giá thực trạng ẩm thực du lịch Ninh Bình" và "Phát triển, nâng tầm văn hóa ẩm thực du lịch Ninh Bình đẳng cấp, khác biệt."

Bà Dương Thị Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Ninh Bình cho rằng, bên cạnh những sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, nghỉ dưỡng..., ẩm thực đang ngày càng trở thành xu thế và chiếm vai trò không hề nhỏ trong sự phát triển du lịch địa phương, góp phần tạo nên chất lượng và thương hiệu du lịch.

Văn hóa ẩm thực góp phần thu hút thêm du khách, kéo dài thời gian lưu trú, tăng mức chi tiêu của khách; tạo ra việc làm, nguồn thu nhập và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tại tỉnh Ninh Bình, văn hóa ẩm thực được biết đến với sự phong phú về số lượng, tinh tế, đa dạng trong từng khâu chế biến với nhiều món ăn nổi tiếng như dê núi Trường Yên, nem Yên Mạc, cơm cháy Ninh Bình, mắm tép Gia Viễn... với đặc trưng của vùng đất Cố đô.

Tuy nhiên, để ẩm thực Ninh Bình có thể trở thành sản phẩm du lịch thực thụ và có khả năng cạnh tranh cao vẫn đề ra nhiều thách thức.

Ban tổ chức mong muốn được lắng nghe các ý kiến đóng góp của các đại biểu để tìm ra những giải pháp hiệu quả, có bước tiến quan trọng trong phát triển văn hóa ẩm thực du lịch, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ, đưa du lịch Ninh Bình ngày càng phát triển.

Phát biểu tại tọa đàm, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình Đoàn Minh Huấn nhấn mạnh, du lịch Ninh Bình được đầu tư, phát triển một cách bài bản, có chiến lược, đã chuyển mình mạnh mẽ đang chứng minh vai trò của một ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp lớn vào phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

9 tháng năm 2024, toàn tỉnh đón 7,3 triệu lượt khách, tăng 32% so với cùng kỳ năm trước, đạt hơn 97% so với kế hoạch năm; doanh thu đạt gần 7.300 tỷ đồng, tăng gần 43% so với năm 2023.

Chất lượng dịch vụ du lịch ngày càng được nâng cao, từng bước đa dạng hóa sản phẩm du lịch, đổi mới các tuyến du lịch tạo nên diện mạo mới đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của đông đảo du khách. Có thể khẳng định, ẩm thực chính là một trong những thế mạnh của du lịch Ninh Bình.

Phát triển du lịch Ninh Bình dựa trên các yếu tố ẩm thực không chỉ thu hút khách du lịch mà còn góp phần giới thiệu, quảng bá giá trị văn hóa đặc trưng của địa phương đến bạn bè trong và ngoài nước, đặc biệt là khách du lịch quốc tế.

Bế mạc buổi tọa đàm, ông Bùi Văn Mạnh, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình đánh giá cáo ý kiến tham luận của các nhà quản lý, chuyên gia trong lĩnh vực ẩm thực du lịch.

Trên cơ sở kết quả buổi tọa đàm, Sở Du lịch, Hiệp hội du lịch sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan tổng hợp báo cáo với Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân tỉnh và tham mưu Ủy ban Nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch phát triển ẩm thực du lịch Ninh Bình để triển khai thực hiện trong thời gian tới.

Bên cạnh đó là nghiên cứu, triển khai việc công nhận, xếp hạng nhà hàng đạt chuẩn phục vụ khách du lịch; nhà hàng được yêu thích (theo hình thức bình chọn của khách); định kỳ hàng năm tổ chức lễ hội hoặc liên hoan ẩm thực du lịch Ninh Bình; nghiên cứu bổ sung một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch của tỉnh giai đoạn 2023-2030 để hỗ trợ các tổ chức, cá nhân trong việc nghiên cứu, phát triển ẩm thực mang dấu ấn văn hóa, lịch sử của tỉnh để khuyến khích phát triển du lịch.

Tại tọa đàm, Ban Tổ chức đã công bố Quyết định của Ban Chấp hành Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam về việc công nhận Hiệp hội Du lịch tỉnh Ninh Bình là hội viên của Hiệp hội.

Theo Đức Phương (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Cà phê "chill": Xu hướng tìm về sự bình yên của giới trẻ

Cà phê "chill": Xu hướng tìm về sự bình yên của giới trẻ

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, cà phê "chill" trở thành không gian lý tưởng được nhiều bạn trẻ Phố núi lựa chọn để tận hưởng sự bình yên. Đây không chỉ là nơi thư giãn sau những phút giây mệt mỏi mà còn là cơ hội để họ kết nối, sẻ chia và cùng tạo dựng những khoảnh khắc đẹp.

Trải nghiệm với Hà Đông

Trải nghiệm với Hà Đông

(GLO)- Tôi là người thích lãng du, tìm đến những vùng đất mới, được gặp những người dân hồn hậu, mến thương. Lần này, tôi về thăm lại Hà Đông (huyện Đak Đoa tỉnh Gia Lai) vào một ngày nắng, vùng đất ngỡ quen mà thấy bao điều mới lạ.
Món cá gỏi kiến vàng của người Rơ Măm

Món cá gỏi kiến vàng của người Rơ Măm

Cá gỏi kiến vàng, với hương vị thơm ngon và sức hút đặc trưng không thể tìm thấy ở đâu khác, là món ăn truyền thống đã có từ ngàn đời nay của người dân Rơ Măm tại làng Le, xã Mo Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum.