Lễ hội Khinh khí cầu Tràng An-Cúc Phương: Tuyệt sắc miền Cố đô

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Lễ hội góp phần tăng cường quảng bá hình ảnh thương hiệu điểm đến du lịch, văn hóa, con người, tiềm năng, lợi thế phát triển Ninh Bình trở thành trung tâm du lịch quốc gia, quốc tế.

Các đại biểu thực hiện nghi thức khai mạc Lễ hội Khinh khí cầu Tràng An-Cúc Phương năm 2024. (Ảnh: Thùy Dung/TTXVN)
Các đại biểu thực hiện nghi thức khai mạc Lễ hội Khinh khí cầu Tràng An-Cúc Phương năm 2024. (Ảnh: Thùy Dung/TTXVN)

Ngày 26/10, tại Công viên văn hóa Tràng An (thành phố Ninh Bình), Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ hội Khinh khí cầu Tràng An-Cúc Phương năm 2024 với chủ đề "Tuyệt sắc miền Cố đô."

Ông Bùi Văn Mạnh, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình cho biết, nằm trong chuỗi các hoạt động văn hóa, du lịch chào mừng kỷ niệm 10 năm Quần thể Danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới (2014-2024), Lễ hội Khinh khí cầu Tràng An-Cúc Phương năm 2024 được tổ chức nhằm tạo ra sản phẩm du lịch mới hiện đại, đặc sắc, độc đáo. Qua đó, góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tạo sức hấp dẫn, thu hút đông đảo nhân dân, du khách trong nước và quốc tế.

Lễ hội góp phần tăng cường quảng bá hình ảnh thương hiệu điểm đến du lịch, văn hóa, con người, tiềm năng, lợi thế phát triển Ninh Bình trở thành trung tâm du lịch quốc gia, quốc tế và là điểm đến của các lễ hội bốn mùa.

Theo ông Bùi Văn Mạnh, lễ hội có 35 khinh khí cầu và dù lượn, được điều khiển bởi phi công nước ngoài và thành viên câu lạc bộ Dù lượn thành phố Hà Nội.

Lễ hội Khinh khí cầu Tràng An-Cúc Phương năm 2024 diễn ra đến hết ngày 29/10. (Ảnh: Thùy Dung/TTXVN)
Lễ hội Khinh khí cầu Tràng An-Cúc Phương năm 2024 diễn ra đến hết ngày 29/10. (Ảnh: Thùy Dung/TTXVN)

Trong khuôn khổ lễ hội sẽ diễn ra nhiều hoạt động như: Trình diễn ánh sáng khinh khí cầu, các chương trình nghệ thuật; trưng bày đặc sản OCOP các vùng miền...

Qua lễ hội, Ban tổ chức mong muốn sẽ mang đến cho nhân dân, du khách những trải nghiệm ấn tượng, cảm giác thú vị, khó quên khi được ngắm nhìn từ trên cao không gian, cảnh quan tươi đẹp, hùng vĩ của Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Tràng An; thành phố Hoa Lư-Đô thị di sản thiên niên kỷ trong tương lai.

Du khách sẽ được hòa mình vào không gian sôi động của những bữa tiệc âm nhạc, nghệ thuật sôi động, hấp dẫn; đồng thời có những trải nghiệm, khám phá, tìm hiểu về các nét văn hóa đặc trưng của Ninh Bình; thưởng thức các món ẩm thực mang hương vị đặc sắc của vùng đất Cố Đô và tham quan, trải nghiệm các dịch vụ đẳng cấp tại những khu, điểm du lịch nổi tiếng của địa phương.

Lễ hội diễn ra đến hết ngày 29/10.

Theo Thắng Trung (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Khách quốc tế tới Việt Nam tăng mạnh

Khách quốc tế tới Việt Nam tăng mạnh

Trong 4 tháng đầu năm nay, khách quốc tế đến Việt Nam đạt gần 7,7 triệu lượt người, tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Người châu Á đến Việt Nam du lịch nhiều nhất, đạt gần 6 triệu lượt người nhờ chính sách thị thực thuận lợi và tổ chức các ngày lễ lớn của dân tộc.

Khách Tây đội nón tai bèo, quấn khăn rằn hòa cùng không khí hào hùng 30/4

Khách Tây đội nón tai bèo, quấn khăn rằn hòa cùng không khí hào hùng 30/4

Sáng 30/4, khu vực trung tâm TPHCM rợp cờ đỏ sao vàng và kín đặc người dân đổ về xem diễu binh, diễu hành. Giữa dòng người reo hò là hình ảnh du khách nước ngoài đội nón tai bèo, quấn khăn rằn, hòa mình vào không khí hào hùng của đại lễ 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam - Thống nhất đất nước.

Tháng Tư ở thành phố mang tên Bác

Tháng Tư ở thành phố mang tên Bác

(GLO)- Một ngày giữa tháng Tư, tôi có chuyến thăm TP. Hồ Chí Minh. Như tín hiệu của vũ trụ, có điều gì đó thôi thúc tôi phải về với nơi mà 50 năm về trước, cả dân tộc vỡ òa trong niềm vui của ngày đại thắng, thống nhất non sông.