Lê Hữu Nam khởi đầu hành trình mới với "Vì chưa bao giờ kết thúc"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Vào dịp Giáng sinh năm nay, nhà văn trẻ Lê Hữu Nam, tác giả của tác phẩm truyện dài thiếu nhi Mật ngữ rừng xanh, cho ra mắt bạn đọc tiểu thuyết đầu tay mang tên Vì chưa bao giờ kết thúc với đề tài và nội dung dành cho độc giả tuổi trưởng thành.

Cuốn sách được tác giả viết từ mùa hè năm 2013 và hoàn thành 3 năm sau đó.

 

Bìa sách Vì chưa bao giờ kết thúc.
Bìa sách Vì chưa bao giờ kết thúc.

Với hơn 400 trang sách, người đọc sẽ nhận ra không ít thân phận ẩn náu trong đó, và mỗi thân phận đều có một thế giới riêng mang đầy bí mật, được bao bọc bởi thời gian và những phân tán về địa lý, mở ra một câu chuyện dài được liên hệ từ những cuộc đời khác nhau giữa nhiều thế hệ, mà người trong cuộc tưởng chẳng hề liên quan đến mình. Và rồi sau đó, như một trò chơi được sắp đặt sẵn, là cuộc hành trình đi đến kết thúc của những uẩn khúc, mất mát, đố kỵ, hiểu lầm xuất phát từ trong quá khứ. Cũng chính hành trình ấy mở ra một chân lý giác ngộ mới nhưng cũng đầy xáo động.

Với những trang đầu chậm rãi, tác giả khơi gợi cảm xúc trong lòng người đọc bằng câu chữ nhẹ nhàng. Nhưng không biết từ khi nào, những thước phim đó có thể sẽ cuốn hút bạn vào trong từng mạch chữ. Cao trào của cuốn tiểu thuyết từ đó được đẩy lên như những điệp khúc trong các bản nhạc mà tác giả lồng vào dưới bầu trời Đà Lạt mưa, gió, nắng và sương.

Với niềm tha thiết mang đến cho người đọc một thế giới tương quan trong đời sống thực tại, lối hành văn của tác giả chân thật, tự nhiên, không chau chuốt kết hợp với tình tiết đan xen, đề cao mối liên hệ của các nhân vật và xâu chuỗi sự kiện một cách logic.

Lê Hữu Nam tâm sự: “Tôi từng đối diện với nhiều thử thách trong cuộc sống, nhưng khi nhớ đến những gì mình viết trong cuốn sách này, tôi lại nhủ lòng đừng quá bi quan, hãy cứ chinh phục cuộc sống bằng cách đi qua những ranh giới của nó, ngay cả những nhân vật mà tôi viết ra có lúc cũng truyền cảm hứng cho tôi. Đối với tôi, Vì chưa bao giờ kết thúc vẫn là một cuộc hành trình vừa mới bắt đầu cho cuộc đời sáng tác văn chương của mình, qua đó giúp tôi nhận ra mình cần có một sự kiên nhẫn nhất định để hoàn thiện hơn ở những dự án sách sau này”.

Lê Hữu Nam sinh năm 1986 tại Đà Lạt. Mười hai tuổi, Nam chuyển xuống Sài Gòn để điều trị căn bệnh tim bẩm sinh của mình. Nam không qua trường lớp viết văn nào và cũng chỉ mới bén duyên với văn chương trong ít năm gần đây. Đến nay Nam đã cho ra bảy đầu sách ký tác quyền, trong đó có thể kể đến những ấn phẩm như Con đến như một phép màu (2014), Mật ngữ rừng xanh (2015), Cuộc phiêu lưu kỳ thú của Ếch Xanh (2016).

Hiện tại sức khỏe của Lê Hữu Nam không ổn định, nhưng anh vẫn đang viết tiếp những bản thảo còn dang dở, trong đó có truyện dài kể về cuộc đời của một chú chó luôn sống trong hiểm nguy, nhằm kêu gọi cộng đồng biết yêu quý loài chó - loài vật được xem là bạn của mọi đứa trẻ.

Theo sggp

Có thể bạn quan tâm

Thơ Phạm Đức Long: Những mùa lá hình tim

Thơ Phạm Đức Long: Những mùa lá hình tim

(GLO)- Ngày đất nước hòa bình, những mầm xanh vươn lên mạnh mẽ. Lá cây mang hình trái tim như sự tri ân muôn đời đến những người con đất Việt đã ngã xuống vì độc lập, tự do. Mỗi chiếc lá xanh là một lời nhắc nhở, nguyện ước về một cuộc sống bình yên, ấm no, mãi mãi trường tồn...
Thơ Hà Hoài Phương: Cảm thu

Thơ Hà Hoài Phương: Cảm thu

(GLO)- Ai đó từng nói: “Thơ là thu của lòng người, thu là thơ của trời đất”. Vẻ đẹp của đất trời lúc sang thu luôn làm xao xuyến những tâm hồn lãng mạn. Bài thơ Cảm thu của tác giả Hà Hoài Phương có lẽ đã được ra đời trong sự cộng hưởng ấy...
Khai mạc hội nghị tập huấn lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật năm 2024

Khai mạc hội nghị tập huấn lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật năm 2024

(GLO)- Sáng 27-8, tại TP. Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương khai mạc hội nghị tập huấn với chủ đề "Công tác lãnh đạo, quản lý văn hóa, văn nghệ sau 50 năm đất nước thống nhất, đổi mới, phát triển: Thực tiễn và những vấn đề cần quan tâm".
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Lời ru xưa

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Lời ru xưa

(GLO)- Lời ru à ơi ngọt ngào của mẹ đã nuôi dưỡng tâm hồn mỗi chúng ta từ thuở còn nằm nôi cho đến lúc trưởng thành. Để rồi, khi mùa Vu Lan báo hiếu đến, chúng ta lại nhớ về mẹ cùng lời ru xưa đầy yêu thương và nguyện khắc ghi trên mỗi bước đi cuộc đời...
U80 vẫn mê đọc sách

U80 vẫn mê đọc sách

(GLO)- Do là chỗ thân tình nên tôi vẫn gọi người phụ nữ U80 Nguyễn Thị Hồng Hợp (trú tại tổ 3, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) là chị. Mặc dù tuổi đã cao nhưng chị vẫn giữ cái tính mê đọc sách từ ngày còn son trẻ.
Văn hóa người làm báo

Văn hóa người làm báo

Cuộc trò chuyện ngắn ngủi với một đồng chí nguyên là cán bộ lãnh đạo tỉnh (đã nghỉ hưu) sáng nay về ứng xử của một phóng viên trẻ công tác ở một tờ báo bạn làm tôi suy nghĩ rất nhiều. Rõ ràng là vẫn cần nỗ lực hơn nữa trong xây dựng văn hóa người làm báo.
Thơ Bút Biển: Hoài niệm

Thơ Bút Biển: Hoài niệm

(GLO)- Hoài niệm không đơn thuần là xúc cảm thoáng qua về quá khứ mà có sự hòa lẫn nhiều cung bậc. Trong "Hoài niệm" của mình, nhà thơ Bút Biển đã nhớ về những mùa thu cũ với bao cảm xúc ngây ngô thuở thiếu thời. Để rồi, "chợt tỉnh gặp mình trong thực tại/Mỉm cười nhìn vạt nắng ngát hương".

Ra mắt sách 'Theo dấu chân Người'

Ra mắt sách 'Theo dấu chân Người'

Ngày 16-8, Viện Nghiên cứu Phát triển Phương Đông đã tổ chức buổi ra mắt sách "Theo dấu chân Người" (NXB Hội Nhà văn) của GS-TS - nhà văn Trình Quang Phú - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Phương Đông. "Theo dấu chân Người" là tập truyện ký viết về 30 năm đi tìm đường cứu nước của Bác Hồ.
Bàn tay

Thơ Đại Dương: Bàn tay

(GLO)- Chỉ qua hình ảnh "Bàn tay", tác giả Đại Dương đã thổi hồn vào đó bao cung bậc cảm xúc khác nhau; lúc hân hoan tươi mới, khi lại đau đáu, nhạt nhòa: "bàn tay mơ giọt sương", "bàn tay khóc phận người", "bàn tay xây nấm mộ", "bàn tay đếm thời gian", "bàn tay gầy ngơ ngẩn"...

Rót đầy một giấc tôi

Rót đầy một giấc tôi

(GLO)- "Rót đầy một giấc tôi" - Cơn mê men chếnh choáng hư hao của kẻ hay hoài niệm, chênh vênh giữa hai bờ hư thực. Một hình dung cũ, một chút hương lúa chín giữa ngày thu se sẽ như kéo người về khoảng nào xao xác, để ngồi lại tình tự riêng mình, tự ủ ấm mình trong men thơm ký ức...

Gương mặt thơ: Đỗ Trung Lai

Gương mặt thơ: Đỗ Trung Lai

(GLO)- Ông là Đại tá quân đội, nguyên Phó Tổng Biên tập phụ trách Báo Tiếng nói Việt Nam (Đài Tiếng nói Việt Nam), nguyên Trưởng phòng Biên tập Báo Cuối tuần (Báo Quân đội nhân dân), hiện sống ở Hà Nội. 
Họa mi HBlơng kể chuyện thời chiến

“Họa mi” H’Blơng kể chuyện thời chiến

(GLO)- Những năm 80 của thế kỷ trước, mỗi lần đi ngang qua khuôn viên Ty Văn hóa-Thông tin, tôi lại bị mê hoặc bởi một giọng nữ trong trẻo, vút cao. Sau này, tôi mới biết tiếng hát đó là của chị Rơmăh H’Blơng-một “họa mi” có thâm niên 10 năm cất cao tiếng hát giữa đạn bom.