Pleiku: Tiếp sức nông dân làm giàu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thời gian qua, từ nguồn Quỹ hỗ trợ nông dân, nhiều hộ gia đình tại TP. Pleiku đã từng bước phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.
Bà Nguyễn Thị Lược-Phó Chủ tịch Hội Nông dân TP. Pleiku-cho biết: Từ năm 2018 đến nay, tổng nguồn Quỹ hỗ trợ nông dân toàn thành phố đạt gần 3 tỷ đồng. Trong đó, nguồn Trung ương ủy thác là 600 triệu đồng, ngân sách thành phố cấp 1,9 tỷ đồng, Hội Nông dân huy động 40 triệu đồng, cơ sở Hội vận động hơn 373 triệu đồng. 
Từ nguồn quỹ này, Hội Nông dân thành phố đã giải ngân cho 88 lượt hộ vay để thực hiện 10 dự án chăn nuôi bò và 28 hộ vay theo nhóm hộ gia đình trồng rau an toàn như chăm sóc cà phê, rau xanh các loại, chăn nuôi bò, trồng mía... Bên cạnh việc xây dựng Quỹ hỗ trợ nông dân, các cơ sở Hội còn vận động hội viên xây dựng Quỹ giúp nhau phát triển kinh tế do Chi hội quản lý với số tiền trên 2 tỷ đồng. 
Ngoài ra, Hội đã phối hợp tổ chức được 271 lớp chuyển giao kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho 8.600 lượt hội viên, nông dân. Trong đó, có 70% số hội viên tham gia thực hiện các dự án vay vốn từ Quỹ hỗ trợ nông dân và nguồn vốn ủy thác qua các ngân hàng. Qua đó đã giúp hàng ngàn hộ nông dân phát triển kinh tế gia đình, hàng trăm hộ trở thành nông dân sản xuất giỏi... 
1.Hội viên, nông dân TP. Pleiku tham quan mô hình trồng rau an toàn ở làng Wâu, xã Chư Á.
Hội viên, nông dân TP. Pleiku tham quan mô hình trồng rau an toàn ở làng Wâu, xã Chư Á.
2.Nông dân xã An Phú ứng dụng máy móc vào làm đất giúp giảm công sức lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất.
Nông dân xã An Phú ứng dụng máy móc vào làm đất giúp giảm công sức lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất.

3. Hội viên, nông dân trao đổi kinh nghiệm khi sử dụng nguồn vốn vay của hội viên trồng rau màu.
Hội viên, nông dân trao đổi kinh nghiệm trồng rau màu.
5.Nhờ Quỹ hỗ trợ nông dân mà nhiều hộ gia đình nghèo ở xã Chư Á đã vươn lên thoát nghèo bền vững, nhiều hộ xây được nhà ở khang trang.
Nhờ Quỹ hỗ trợ nông dân mà nhiều gia đình ở xã Chư Á đã vươn lên thoát nghèo bền vững, nhiều hộ xây được nhà ở khang trang.
7.Anh Ơn (làng Bông Phrao , xã An Phú) vay 25 triệu từ Quỹ hỗ trợ nông dân để trồng cỏ voi và nuôi 6 bò mang lại hiệu quả cao.
Anh Ơn (làng Bông Phrao, xã An Phú) vay 25 triệu đồng từ Quỹ hỗ trợ nông dân để trồng cỏ voi và nuôi 6 con bò nhằm phát triển kinh tế gia đình.
8.Vườn rau sạch cho thu nhập ổn định hàng năm gần 100 triệu của nông dân Vi Văn Dậu ở làng Wâu, xã Chư Á.
Vườn rau sạch cho thu nhập ổn định hàng năm gần 100 triệu đồng của nông dân Vi Văn Dậu ở làng Wâu, xã Chư Á.
ĐỨC THỤY (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

“Nhà tâm lý” đặc biệt

“Nhà tâm lý” đặc biệt

(GLO)- Không chỉ truyền dạy kiến thức, giáo viên chủ nhiệm còn là những “nhà tâm lý học” đồng hành cùng học sinh trong suốt quãng thời gian học tập. Có người chỉ kiêm nhiệm một vài năm nhưng có người lại gắn bó với vai trò này suốt cả sự nghiệp “trồng người”.

"Gieo chữ" giữa trùng khơi

"Gieo chữ" giữa trùng khơi

Giữa mênh mông trùng khơi, nơi tiền đồn Tổ quốc, những ngôi trường khang trang, vững chãi trên các đảo thuộc huyện Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) vẫn ngày ngày vang vọng tiếng ê a của học trò.

Giữ vị chè Truồi

Giữ vị chè Truồi

Làng Truồi (đoạn thuộc xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc, thành phố Huế), bát nước chè trong veo chứa đựng từng giọt tinh túy của đất trời. Không để hương vị đặc trưng của chè Truồi bị lãng quên, các nông hộ nơi đây đang mở ra hướng đi đột phá cho loại đặc sản này.

Theo chân ông Voi

Theo chân ông Voi

Dưới những dải rừng tự nhiên dọc đại ngàn Trường Sơn, người dân nơi đây luôn kể cho nhau nghe về sự xuất hiện của những ông voi to lớn mỗi khi chạm mặt.

Ánh sáng về làng Canh Tiến

Ánh sáng về làng Canh Tiến

Suốt nhiều năm chìm trong bóng tối của cách trở và thiếu thốn, làng Canh Tiến (xã Canh Liên, huyện Vân Canh) từng là một trong những "vùng trắng" điện lưới hiếm hoi còn sót lại ở Bình Định.

Ngược dòng Thác Ma

Ngược dòng Thác Ma

Sông Thác Ma, tên gọi dân dã của một nhánh nhỏ hợp lưu với sông Ô Lâu, bắt nguồn từ vùng rừng phía Tây huyện Hải Lăng (Quảng Trị), xuôi qua các làng Khe Mương, Trầm, Tân Điền, Cồn Tàu - xã Hải Sơn, rồi đổ về Hải Chánh, hòa vào sông lớn.