Phú Thiện-nơi song trùng thế mạnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau 6 năm thành lập, huyện Phú Thiện, trung tâm của vựa lúa Ayun Hạ đang có những bước trỗi dậy đầy hứa hẹn bởi bộ mặt nông thôn mới hối hả dựng xây và một cuộc sống ấm no đầy đủ từ những mùa vàng bội thu.

Huyện Phú Thiện chiếm hơn 1 nửa diện tích lúa nước của cả cánh đồng Ayun Hạ (gần 6.000 ha trong tổng số hơn 10.000 ha lúa cả vùng). Mọi mặt đời sống kinh tế-xã hội ở đây gần như đều được khởi nguồn và cất cánh nhờ cây lúa. Ngoài ra, với thế mạnh về diện tích cây công nghiệp ngắn ngày với hơn 3.000 ha mía, 100 ha thuốc lá có thể nói là thế mạnh song trùng này đang tạo ra sản phẩm hàng hóa giúp người dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Đồng bằng trên cao nguyên

 

Khu trung tâm hành chính huyện. Ảnh: Đ.P
Khu trung tâm hành chính huyện. Ảnh: Đ.P

“Phú ông” Ksor Len-một nông dân đạt danh hiệu sản xuất-kinh doanh giỏi cấp tỉnh nhiều năm liền ở Plei Knông A, thị trấn Phú Thiện-cho biết anh làm được ngôi nhà 200 triệu đồng, sau khi đã củng cố khá vững máy móc, phương tiện làm ăn. “Nhà mình hiện có 6 khẩu, ruộng nước hơn 2,5 ha, khoản thu nhập mỗi năm gần 100 triệu đồng không phải chỉ từ tiền bán lúa. Mình biết cách làm ăn, biết tính toán cũng là từ khi có được nước thủy lợi Ayun Hạ. Từ chỗ lên rừng đào củ mài ăn đỡ đói đến giờ ai cũng có hàng tấn lúa bán mỗi năm, bà con mình biết phải làm thế nào để thoát nghèo, để làm giàu...”.

Khi dòng nước công trình đại thủy nông Ayun Hạ chảy về đồng khiến thung lũng Ayun Pa và đặc biệt là huyện Phú Thiện nhanh chóng thoát giấc ngủ ngàn đời trong cảnh hoang vu của đất đai và sự khó nghèo của cư dân. Chính quyền và các ban ngành, đoàn thể tích cực vận động nhân dân đổi mới cách thức làm ăn, sử dụng các loại giống mới, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi cho năng suất, hiệu quả cao hơn. Thấy rõ hiệu quả của cây lúa nước, mía, bắp lai... bà con luôn tìm cách khai vỡ, san lấp để biến thành ruộng bất kỳ rẻo đất nào có thể. Vì thế, diện tích cây trồng toàn huyện, nhất là lúa nước hai vụ cứ thế mở rộng. Năm 2012, tổng diện tích gieo trồng toàn huyện 23.162 ha, đạt 100,02% kế hoạch, tổng sản lượng lương thực quy thóc 90.627 tấn, đạt 100,04% kế hoạch.

 

Lễ kỷ niệm 5 năm thành lập huyện và đón nhận Huân chương Lao động hạng ba. Ảnh: Đ.P
Lễ kỷ niệm 5 năm thành lập huyện và đón nhận Huân chương Lao động hạng ba. Ảnh: Đ.P

Ruộng lúa nước Phú Thiện đã tạo ra những kỳ tích về năng suất. Năng suất lúa ở đây thường đạt 7-8 tạ/sào/vụ. Nhiều hộ đạt 12 tạ/sào/vụ. Toàn xã Ia Sol có 1.200 ha lúa nước hai vụ, 750 ha mía đang là thế mạnh giúp địa phương thoát nghèo. Nhìn khắp xã, số hộ có thu nhập trên 100 triệu đồng mỗi năm có đến vài trăm hộ... Con số mà Chủ tịch UBND xã Ia Sol, trung tâm vựa lúa đưa ra thật ấn tượng và cũng trùng khớp với con số của nhiều xã khác ở Phú Thiện.

Ngoài ra, hơn 3.000 ha mía cho năng suất, sản lượng ổn định cũng là thế mạnh đổi đời của người dân. Lúa và mía đang là cây trồng thế mạnh hàng đầu làm đòn bẩy cho nền kinh tế của huyện.

Mời gọi đầu tư

Trung tâm huyện như một công trường xây dựng, định hình cho một đô thị mới, nông thôn mới. Những con đường dọc, ngang chia ô bàn cờ đã được quy hoạch, định hình các khu dân cư; hàng chục công trình xây dựng cơ bản đang gấp rút hoàn thành các hạng mục cuối cùng để bàn giao, đưa vào sử dụng ở khu trung tâm hành chính huyện.

 

Đưa cơ giới vào sản xuất lúa. Ảnh: Đ.P
Đưa cơ giới vào sản xuất lúa. Ảnh: Đ.P

Ông Võ Quốc Trung- Trưởng ban Quản lý dự án đầu tư và xây dựng cơ bản huyện, cho biết: “So với tiến độ thì các công trình ở khu trung tâm hành chính huyện xây dựng chậm, nhưng yếu tố khách quan tác động nhiều như thời gian lập hồ sơ, giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng của suy thoái kinh tế... Tuy nhiên, với tinh thần chủ động, đến nay một loạt công trình trọng điểm đã hoàn thành đưa vào sử dụng như: nhà làm việc của Ủy ban MTTQ huyện, trụ sở Huyện ủy, UBND huyện, bệnh viện, trường nội trú...”.

Cùng với đẩy nhanh tiến độ đền bù giải phóng mặt bằng xây dựng cơ bản, quy hoạch chi tiết xây dựng cụm công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp xã Ayun Hạ quy mô hàng chục ha đang tiếp tục triển khai tạo cơ sở thuận lợi cho việc kêu gọi thu hút đầu tư vào địa phương.

Lãnh đạo Phòng Công thương cho biết: Giá trị sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp năm 2012 đạt 34,12 tỷ đồng. Huyện đang kêu gọi các thành phần kinh tế đầu tư vào địa bàn, trong đó ưu tiên thu hút đầu tư xây dựng nhà máy nước sinh hoạt, nhà máy xay xát lúa gạo, chế biến nông sản để tận dụng thế mạnh về nguồn nguyên liệu sẵn có góp phần giải quyết đầu ra cho nông sản và tạo việc làm cho người dân địa phương.

Công tác xây dựng nông thôn mới được quan tâm triển khai thực hiện; đời sống xã hội được nâng lên, bộ mặt nông thôn, đô thị từng bước khởi sắc; tỷ lệ hộ nghèo còn 19,43%.

Hệ thống trường học được đầu tư từng bước theo hướng tầng hóa tiến tới xây dựng trường chuẩn, đảm bảo các điều kiện cho việc dạy và học. Hệ thống y tế từ tuyến xã đến huyện được củng cố, kiện toàn, đáp ứng nhu cầu khám-chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân. An ninh chính trị-trật tự an toàn xã hội cơ bản được giữ vững ổn định. Nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của chính quyền, yên tâm lao động sản xuất, để nâng cao đời sống.

Đức Phương

Các chỉ tiêu phấn đấu năm 2013:
 

1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (tính theo giá trị sản xuất) 11,27%.
2. Tổng diện tích gieo trồng cả năm 23.752 ha.
3. Tổng sản lượng lương thực quy thóc 92.170 tấn.
4. Giá trị sản xuất công nghiệp 35,83 tỷ đồng (theo giá cố định năm 1994).
5. Tổng thu ngân sách trên địa bàn 16,7 tỷ đồng.
6. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,58%.
7. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi 21,46%.
8. Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống dưới 16,54%.
9. Tỷ lệ làng văn hóa 42,31%, tỷ lệ gia đình văn hóa 58,37%.
10. Hoàn thành 100% kế hoạch giao quân, 80% đối tượng 4 và 5 được giáo dục kiến thức quốc phòng-an ninh.  

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(GLO)- Ngày 12-12, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm