(GLO)- Ngày 10-5, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) tổ chức đoàn tham quan gồm 20 cán bộ hội chủ chốt ở cơ sở tới thăm và học tập kinh nghiệm các mô hình phụ nữ khởi nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện
Theo đó, đoàn đã thăm 3 mô hình phụ nữ khởi nghiệp là vườn rau sạch, vườn cây ăn trái và chăn nuôi dê bò tại các xã Ia Băng, Ia Piơr và Ia Vê; tham quan hàng rào xanh tại Ia Tôr, con đường hoa tại xã xã Ia Lâu-đây là 2 mô hình tiêu biểu trong triển khai cuộc vận động xây dựng gia đình 5 không 3 sạch và xây dựng nông thôn mới của phụ nữ xã.
Tham quan mô hình vườn rau sạch. Ảnh: Minh Châu
Đây là lần đầu tiên hội LHPN huyện tổ chức cho đội ngũ cán bộ hội chủ chốt tham quan, học tập kinh nghiệm, đồng thời đánh giá hiệu quả các mô hình kinh tế do phụ nữ làm chủ để về triển khai tại cơ sở. Dựa vào 2 yếu tố là tài nguyên bản địa và vốn vay từ Ngân hàng Chính sách Xã hội, các mô hình phụ nữ khởi nghiệp đã phát huy hiệu quả, giúp gia đình hội viên vươn lên làm giàu và giải quyết việc làm cho các hội viên phụ nữ khác. Ngoài ra, chương trình giúp cán bộ hội thấy rõ hiệu quả các phong trào, mô hình mà phụ nữ triển khai như hàng rào xanh, con đường hoa trong xây dựng nông thôn mới để tiếp tục phát huy.
Mong muốn nâng tầm giá trị nông sản, chị Cao Thị Cẩm Nhung (36 tuổi, TP.Ngã Bảy, Hậu Giang) tận dụng những phần tưởng chừng bỏ đi như mít non, xơ mít, hột mít, cùi mít để làm thành "thịt" thực vật và nhiều sản phẩm ăn vặt.
Trẻ trung, năng động, nhanh nhẹn, Lê Thị Khánh Ly (thôn Trung Nghĩa Đông, xã Kroong, thành phố Kon Tum) đã tự thân lập nghiệp khi mới 23 tuổi và mạnh dạn tìm lối đi riêng cho chính mình.
(GLO)- Chiều 16-5, Tỉnh Đoàn-Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Gia Lai đã họp triển khai cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp” lần thứ VII-năm 2023.
(GLO)- Cùng với việc nuôi ong lấy mật, anh Nguyễn Văn Lập (tổ 1, thị trấn Chư Prông) còn xây dựng điểm trình diễn cho khách tham quan, trải nghiệm giúp mọi người hiểu rõ hơn về sản phẩm mật ong Gia Lai.
(GLO)- Không chỉ là người chỉ huy năng nổ, tận tình với đồng đội mà Trung tá Lã Quý Tráng-Phó Trung đoàn trưởng Trung đoàn 54 (Sư đoàn 320, Quân đoàn 3) còn có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật được áp dụng vào huấn luyện.
(GLO)- Với năng khiếu tạo hình cho cây cảnh cùng kiến thức tích lũy được từ giảng đường đại học, kỹ sư nông nghiệp Lê Hữu Trường (thôn Hòa Lộc, xã Ia Phang, huyện Chư Pưh) đã xây dựng thành công mô hình trồng hoa, cây cảnh cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
(GLO)- Rời giảng đường đại học, chị Đặng Thị Thu Hồng (SN 1992, làng Yar, xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã “rẽ ngang” làm nông nghiệp. Nhờ ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, nông trại của cô gái 9X này thu về trên 2 tỷ đồng mỗi năm.
Các nhà khoa học người Việt tại Đại học New South Wales (UNSW), Australia, cùng cộng sự đã giới thiệu nguyên mẫu thiết bị có thể in 3D trực tiếp các tế bào sống lên các cơ quan nội tạng và có khả năng được sử dụng như một công cụ phẫu thuật nội soi tích hợp trong một.
(GLO)- Với những trí thức trẻ tình nguyện ở Binh đoàn 15, được trải nghiệm, cống hiến là niềm vui, hạnh phúc và cũng là cơ hội để thực hiện những khát vọng, hoài bão của tuổi trẻ.
(GLO)- Chưa khi nào 2 từ “khởi nghiệp” lại được giới trẻ nhắc đến nhiều như hiện nay. Đó là khát khao khẳng định bản thân một cách chân chính, cần được hỗ trợ tối đa để hiện thực hóa. Tuy nhiên, theo một thống kê gần đây, cứ khoảng 100 người khởi nghiệp thì có tới 80% đứng trước nguy cơ giải thể trong 2 năm đầu hoạt động. Nguyên nhân lớn nhất được nhận diện là thiếu kiến thức về quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ, thiếu vốn và kinh nghiệm thực tế trong môi trường kinh doanh.
Nữ sinh trung học gốc Việt tại bang Louisiana (Mỹ) đã nhận học bổng và được trao suất tham dự ngày hội khoa học kỹ thuật quốc tế nhờ dự án nghiên cứu về tác động độ a xít của đất đối với cây trồng.
Từ bã cà phê, một nhóm sinh viên Trường ĐH Nam Cần Thơ tái chế thành phân hữu cơ, mang lại lợi ích thiết thực cho nông nghiệp và góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
(GLO)- Anh Đỗ Mạnh Cương từng thực hiện 2 chuyến đi bộ xuyên Việt và xem đây là “hành trình tìm về chính mình” để tỏ tường con đường mình muốn đi và mục tiêu của cuộc đời. Quyết định trở về quê nhà thành lập tổ mây tre đan tại làng Đê Kjiêng (xã Ayun, huyện Mang Yang) của anh có lý do như vậy.
(GLO)- “Đã là người thợ thì nghề gì cũng vất vả, điều quan trọng là mình phải đam mê và yêu nghề. Có yêu nghề thì mình mới tìm tòi để cho ra đời những sáng kiến áp dụng vào thực hiện nhiệm vụ của đơn vị”-Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Nguyễn Đạt Dưỡng-thợ gia công cơ khí của Đại đội Gia công cơ khí (Tiểu đoàn 30, Cục Kỹ thuật, Quân đoàn 3) chia sẻ.
Trước thực trạng phải viết lệnh sản xuất thủ công, tốn rất nhiều công sức, các bạn trẻ Công ty than Uông Bí (Quảng Ninh) đã nghiên cứu và ứng dụng thành công phần mềm chỉ huy sản xuất, làm lợi 2 tỉ đồng mỗi năm.