Phố xa gần lại tim mình

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

 Và bây giờ, cả thành phố kiên cường chống chọi với đại dịch. Mong TP HCM sẽ mạnh mẽ vượt qua, nhịp sống trở lại bình thường.

Trong ký ức xa xăm của tôi, TP HCM bắt đầu là một hình dung xa lắc: miền Nam. Ở quê tôi lúc đấy không phân biệt được TP HCM và những tỉnh thành khác ở miền Nam. Người ở quê thời đó chủ yếu vào Nam cũng là vào TP HCM.

Trong khi bạn bè ra Hà Nội thi đại học, tôi lại chọn TP HCM làm miền đất hứa. Bởi tôi muốn biết màu nắng vàng rực rỡ vào dịp Tết trong một truyện ngắn trên báo Hoa Học Trò. Thành phố này cũng hứa hẹn với tôi là con của người đạp xích lô cũng có thể học được đại học.

TP HCM những ngày đầu để lại ấn tượng sâu sắc trong tôi là "mưa rồi chợt nắng". Hôm ấy, tôi đang đạp xe bỗng nhiên thấy mọi người tấp hết vào lề đường. Tôi vừa kịp nép mình vào hiên nhà trên phố thì trời đổ mưa ào ạt. Câu hát "nhớ Sài Gòn mưa rồi chợt nắng" vụt chạy trong đầu khiến tôi bật cười. Nụ cười chưa dứt thì trời đã tạnh mưa, ráo hoảnh như chưa hề có giọt mưa rơi. Đoạn đường trước mặt tôi vẫn khô ráo như là ở một vùng xa xôi nào đấy.   

Những ngày chờ kết quả thi đại học tôi mới biết những căn phòng trọ chật hẹp, bầu trời bị cắt nhỏ với những ngôi nhà san sát nhau. Đêm vẳng lại tiếng gõ hủ tiếu lóc cóc. Tôi tự hỏi đây có phải là TP HCM mà tôi mong đợi hay không?

 

TP HCM sẽ vượt qua đại dịch, nhịp sống sẽ trở lại bình thường Ảnh: PHONG NAM
TP HCM sẽ vượt qua đại dịch, nhịp sống sẽ trở lại bình thường Ảnh: PHONG NAM



Tôi nhập học. TP HCM rộng lớn đến độ các bạn ở ngoại thành cũng được ở lại ký túc xá. Lên năm thứ ba đại học, chúng tôi được chuyển về học ở cơ sở gần trung tâm thành phố hơn. Lúc này đây, TP HCM trong hình dung của tôi bắt đầu rõ nét. Đó là nơi cưu mang tất cả mọi sinh viên có ước muốn được học hành. Sinh viên lúc đó đa số đi làm thêm, nhiều nhất là dạy kèm. Có người đi làm thêm để lo toàn bộ cuộc sống của mình. Có người làm để chia sẻ một phần gánh nặng cho ba mẹ ở quê. Có người đi làm cho biết mùi sinh viên làm thêm. Có người đi làm cho khôn người ra. Cũng có người đi làm để lo cho mình và cho đứa em đi học ở quê. TP HCM như một bà mẹ bao dung, cưu mang mọi mảnh đời.

Ra trường, nhiều cơ quan đơn vị từ chối tiếp nhận sinh viên ngoại tỉnh bởi điều kiện xin việc thời đó thường đòi hỏi phải có hộ khẩu thành phố. Cái hộ khẩu thành phố trói chân bao người. Nó cũng khiến cho nhiều cuộc hôn nhân chóng vánh được sắp xếp để mong có một cơ hội ở lại thành phố. Tôi hoang mang, tìm những nơi tuyển dụng không yêu cầu hộ khẩu thành phố. Làm vài công việc linh tinh chẳng biết tương lai ngày mai ra sao, tôi rời TP HCM một thời gian.

Tôi ra Hà Nội định lập nghiệp. Thế nhưng những ngày ở Hà Nội, lòng tôi lại chỉ hướng về TP HCM. Tôi biết mình đã thương nhớ thành phố phương Nam. Tôi trở lại TP HCM, đi học thêm. Tôi kiếm được công việc mong ước trong những tòa nhà cao ốc, nơi người ta diện những bộ đồ công sở. Nơi đó, người ta nói chuyện về kinh tế, đầu tư, kinh doanh, chứng khoán, pháp luật... Đó là một TP HCM trong mơ mà tôi không tin là có ngày tôi có thể đặt chân vào được.

Có một dịp đi ra nước ngoài, gặp nhiều người nước ngoài ngỏ ý muốn đến thăm Việt Nam, tôi luôn giới thiệu về TP HCM. Mọi người đều nói: tôi sẽ đến thành phố của bạn. Mỗi lần có người nước ngoài thăm công ty, tôi lại giới thiệu cho họ về thành phố. Có người vội quá chưa kịp trải nghiệm những gì tôi giới thiệu đã nhắn lại rằng: "Tôi thật tiếc vì chưa được ngồi uống cà phê lề đường và ngắm TP HCM vào buổi sớm như bạn giới thiệu. Lần sau sang Việt Nam tôi sẽ đi cùng bạn".

Sếp tôi sang Việt Nam vào mùa dịch năm ngoái. Tôi hứa Tết sẽ đưa ông đi quanh TP HCM bằng xe buýt như mong ước của ông nhưng rồi dịch Covid-19 đã ngăn mọi dự định. Tôi hứa dịp tháng 4, rồi dịch lại trói chân. Và bây giờ, cả thành phố kiên cường chống chọi với đại dịch. Mong TP HCM sẽ mạnh mẽ vượt qua, nhịp sống trở lại bình thường, thành phố băng băng tiến về phía trước.

Hẹn với TP HCM một ngày làm lữ khách để ngắm, để yêu mà không bận bịu chuyện lo toan đời sống.

 

Theo NGỌC THẮNG (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

(GLO)- Không chỉ là một lời nói về tình yêu, "Ngàn sau" của tác giả Đào An Duyên còn là một tác phẩm thơ triết lý, khẳng định sự bất tử, trường tồn của những xúc cảm chân thật qua biến động của thiên nhiên và cuộc sống.

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

(GLO)- "Tinh khôi mùa xuân" của Lê Vi Thủy thể hiện cảm xúc tươi mới, ngọt ngào của mùa xuân và tình yêu trong sáng, thuần khiết. Từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi như "cánh hoa trắng", "giọt sương ban mai" đến những ẩn dụ về tình yêu, tất cả đều mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp, đầy hy vọng.

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

(GLO)- Pleiku hiện lên trong bài thơ của tác giả Phạm Đức Long như một vùng đất đầy bí ẩn, vừa thực vừa ảo, vừa hùng vĩ vừa mộng mơ. Những câu từ mang đến cho người đọc cảm giác như đang lạc vào không gian trữ tình, đầy sức sống, thôi thúc họ khám phá và trải nghiệm.

Du khách người Ý thích thú tìm hiểu các nhạc cụ truyền thống Jrai dưới sự hướng dẫn của Nghệ nhân Ưu tú Rơ Châm Tih. Ảnh: Quốc Nguyễn

Quảng bá “sức mạnh mềm” từ hoạt động đối ngoại văn hóa

(GLO)- Những ngày gần đây, hình ảnh truyền cảm hứng nhất được lan tỏa trên báo chí và mạng xã hội là việc Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và ông Jensen Huang-Nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn Nvidia (chuyên về lĩnh vực công nghệ) cùng dạo phố cổ và thưởng thức nem chua rán, uống bia.

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Trong số các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đã có nhiều tựa sách đề cập đến nhân vật nữ cá tính như: Nữ sinh, Những cô em gái, Út Quyên và tôi… nhưng đây là lần đầu tiên từ khóa “sách” và “nàng” cùng xuất hiện trên bìa tác phẩm mới, tạo cho bạn đọc sự tò mò thú vị.

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.