Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch: Đẩy mạnh vận động, tuyên truyền nâng cao tỷ lệ người dân tham gia BHYT

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Sáng 26-7, Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị trực tuyến đến 17 điểm cầu các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh nhằm đánh giá kết quả đã đạt được trong 6 tháng đầu năm, đề ra phương hướng, nhiệm vụ những tháng cuối năm 2023.

Tại điểm cầu UBND tỉnh, đồng chí Nguyễn Thị Thanh Lịch-Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh chủ trì hội nghị. Tham dự còn có lãnh đạo các sở, ban, ngành là thành viên Ban Chỉ đạo tỉnh.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Như Nguyện

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Như Nguyện

Tính đến cuối tháng 6-2023, số người tham gia BHYT trên địa bàn tỉnh Gia Lai là 1.352.316 người, tăng 62.846 người so với cùng kỳ năm trước, đạt 93,7% kế hoạch BHXH Việt Nam giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 87,55%, ước thực hiện đến cuối năm nay đạt khoảng 90,59%. Số người tham gia BHXH là 94.356 người, đạt 90,5% kế hoạch BHXH Việt Nam giao và tăng 1.718 người so với cùng kỳ năm trước; tỷ lệ bao phủ BHXH là 14,1%, chỉ tiêu UBND tỉnh giao 14,83%. Số người tham gia BHTN là 67.250 người, đạt 88,5% kế hoạch BHXH Việt Nam giao, tăng 1.803 người so với cùng kỳ năm trước; tỷ lệ bao phủ BHTN là 10,2%, chỉ tiêu UBND tỉnh giao 9,16%.

6 tháng đầu năm 2023, tổng số thu BHXH, BHYT, BHTN toàn tỉnh là 1.274 tỷ đồng, đạt 45,2% kế hoạch BHXH Việt Nam giao. Số tiền chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN là 146 tỷ đồng, trong đó đơn vị chậm đóng là 102,7 tỷ đồng và ngân sách nhà nước chậm đóng là 43,3 tỷ đồng. 6 tháng đầu năm chi trả BHXH, BHTN cho 49.104 lượt người với số tiền 1.187 tỷ đồng; phát sinh chi phí khám chữa bệnh BHYT đối với 770.521 lượt người với số tiền trên 404 tỷ đồng.

Công tác thực hiện BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn tỉnh 6 tháng đầu năm còn một số khó khăn, vướng mắc như: Qua rà soát dữ liệu quyết toán Thuế thu nhập cá nhân, các đơn vị doanh nghiệp có quyết toán Thuế thu nhập cá nhân, nhưng không tham gia BHXH, BHYT cho người lao động, phần lớn các đơn vị không ký kết hợp đồng lao động, báo cáo lao động làm việc dưới 14 ngày/tháng, một số đơn vị nợ đóng BHXH, BHYT, BHTN dây dưa, kéo dài làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.

Việc phê duyệt danh sách người thuộc hộ nông- lâm- ngư- diêm nghiệp có mức sống trung bình chưa được thực hiện đồng bộ, một số địa phương chưa có phê duyệt danh sách tổng thể, làm cơ sở để phát triển người tham gia BHYT, ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 48/2022/NQ-HĐND ngày 9-12-2022 của HĐND tỉnh về việc quy định mức hỗ trợ đóng BHYT cho một số đối tượng trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2023-2025. Tỷ lệ học sinh, sinh viên tham gia BHYT mới đạt khoảng 90%, còn rất thấp so với tỷ lệ chung toàn quốc là 96%.

Tỷ lệ người dân tham gia BHYT tại xã nông thôn mới phải đạt ít nhất 90%; tỷ lệ người dân tham gia BHYT tại xã nông thôn mới nâng cao phải đạt ít nhất 95%, tuy nhiên năm 2022, số xã đạt chuẩn nông thôn mới là 91/182 xã, có 66 xã có tỷ lệ tham gia BHYT thấp hơn 90% dân số. Bên cạnh đó, toàn tỉnh có 59.926 người cao tuổi (từ đủ 60 tuổi đến 79 tuổi) không còn tuổi lao động, không thuộc đối tượng nhà nước hỗ trợ đóng BHYT; trong đó, có 37.623 người đã tự nguyện mua thẻ BHYT, bằng 62,8%, còn khoảng 22.303 người chưa có thẻ BHYT. Đối tượng này thường hay ốm đau, bệnh tuổi già, việc không có thẻ BHYT sẽ là gánh nặng tài chính cho gia đình nếu không may bị ốm đau, điều trị mà không có thẻ BHYT.

Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, đề xuất, kiến nghị các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn tỉnh nhằm tiến tới thực hiện đạt các chỉ tiêu đề ra từ nay đến cuối năm gồm: Tỷ lệ dân số tham gia BHYT đạt 92,75%; chỉ tiêu tỷ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH đạt 14,83% và chỉ tiêu tỷ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHTN đạt 9,16%.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch phát biểu kết luận tại hội nghị. Ảnh: Như Nguyện

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch phát biểu kết luận tại hội nghị. Ảnh: Như Nguyện

Kết luận hội nghị, đồng chí Nguyễn Thị Thanh Lịch- Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN tỉnh đề nghị Ban Chỉ đạo các cấp cần khắc phục tình trạng rất nhiều Ban Chỉ đạo nhưng hoạt động hình thức; đề nghị các thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN tỉnh đã được Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh ký quyết định cần nghiên cứu kỹ quy chế làm việc, hoạt động đảm bảo quy chế và hiệu quả. Các thành viên Ban Chỉ đạo phải có trách nhiệm khi được giao phụ trách địa bàn nhất là các địa bàn khó khăn cần hết sức lưu ý, phải thực sự là cầu nối và hỗ trợ các địa phương trong thực hiện chính sách pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch, kết quả thực hiện BHYT trên địa bàn tỉnh 6 tháng đầu năm mới đạt hơn 87,55% tỷ lệ người dân tham gia trong khi chỉ tiêu đến cuối năm là 92,75%, đây là một chỉ tiêu rất khó đạt. Vì vậy, các địa phương cần rà soát các đối tượng cần tác động và huy động hệ thống chính trị vào cuộc đẩy mạnh vận động, tuyên truyền giúp người dân thấy được lợi ích của việc tham gia BHYT để chủ động tham gia góp phần nâng cao tỷ lệ người dân tham gia BHYT trên địa bàn. Tiếp tục rà soát tỷ lệ học sinh, sinh viên, đặc biệt là học sinh, sinh viên đồng bào dân tộc thiểu số chưa tham gia BHYT để tuyên truyền, vận động các em tham gia; rà soát các đối tượng được hỗ trợ theo Nghị quyết số 48/2022/NQ- HĐND ngày 9-12-2022 của HĐND tỉnh về việc quy định mức hỗ trợ đóng BHYT cho một số đối tượng trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2023-2025 để kịp thời hỗ trợ các đối tượng theo đúng quy định. Các địa phương tiếp tục rà soát các đối tượng bị tác động bởi Quyết định số 861/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 để có các đề xuất nâng cao tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia BHYT…

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch yêu cầu các xã nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao cần chú trọng thực hiện chỉ tiêu bao phủ BHYT. Đối với BHXH Gia Lai-cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo cần có báo cáo chung về kết quả thực hiện Nghị quyết số 48/2022/NQ-HĐND để gửi cho Hội đồng Nhân dân tỉnh trong kỳ họp cuối năm. BHXH tỉnh hướng dẫn cụ thể về chuyên môn cho các đơn vị, địa phương tổ chức thực hiện hiệu quả, đúng quy định; đồng thời các thành viên trong Ban Chỉ đạo tham mưu kế hoạch khắc phục ngay các tồn tại, hạn chế, tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn và phối hợp thực hiện hiệu quả chính sách BHXH, BHYT, BHTN. Đối với các kiến nghị đề xuất gửi Trung ương, Ban Chỉ đạo tỉnh sẽ tổng hợp toàn bộ và chuyển cấp trên.

Dịp này, hội nghị đã tổ chức trao bằng khen của BHXH Việt Nam cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn tỉnh.

Có thể bạn quan tâm

Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN

Tuổi già

(GLO)- Gần đây, tôi ít về quê. Nhiều khi người thân ở quê có việc hoặc muốn biết về tình hình phát triển của quê hương, chỉ cần bỏ ra mươi phút lướt mạng là có đầy đủ thông tin.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phạm Minh Trung khẳng định việc giao quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai sẽ tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý (ảnh nguồn internet).

Phân cấp thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý

(GLO)- Theo phân cấp, từ ngày 1-11-2024, chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai các huyện, thị xã, thành phố được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động... tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý.

Ông Ksor Nai (thứ 2 từ phải sang) cùng người dân xã Chư Mố trao đổi về công tác hòa giải ở địa phương. Ảnh: H.M

Ksor Nai nhiệt tình với công tác hòa giải

(GLO)- Ngoài đảm nhận vai trò hòa giải viên tại Tòa án nhân dân (TAND) huyện Ia Pa, từ năm 1978 đến nay, ông Ksor Nai (SN 1956, thôn Plơi Apa Ama H’lắk, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) còn tích cực tham gia công tác hòa giải ở địa phương.

Người dân làng Kmông phấn khởi khi công trình nước sạch được đưa vào sử dụng. Ảnh: N.H

Nước sạch về làng

(GLO)- Hàng trăm hộ dân ở làng Kmông và De Lung 1 (xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) vô cùng phấn khởi khi công trình nước sạch do Hội Liên hiệp phụ nữ xã kêu gọi doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng đã hoàn thành đưa vào sử dụng.