Phía sau chuyện vợ chồng già băng bó vết thương cho anh Tây

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Gặp tai nạn giao thông khi đi phượt, nam du khách người Kazakhstan liên tục nói "thank you" (cảm ơn) khi được 2 vợ chồng người Việt Nam cứu nạn giao thông, tặng tiền và nước uống.

Người Việt Nam rất tốt

Chiều 17.11, Niko (19 tuổi, người Kazakhstan) trong hành trình đi phượt bằng mô tô từ TP.HCM đến Đà Nẵng theo quốc lộ 14, khi đến khu vực Cầu 38 (xã Đức Liễu, H.Bù Đăng, Bình Phước) thì bị té ngã do gặp đường đồi dốc, quanh co. Niko được người dân giúp đỡ, đưa vào quán cà phê Ngọc Bích gần đó để sơ cứu vết thương.

Ngay lập tức, vợ chồng chủ quán là Đỗ Thị Kim (63 tuổi) và Nguyễn Văn Tuân (65 tuổi) liền lấy bộ đồ nghề sơ cứu trong nhà rửa các vết thương, băng bó lại cho anh.

Hai vợ chồng bà Kim giúp Niko băng bó vết thương. ẢNH: Hoàng Giáp
Hai vợ chồng bà Kim giúp Niko băng bó vết thương. ẢNH: Hoàng Giáp

"Tôi là khách du lịch đi từ TP.HCM đến Đà Nẵng, do không nhìn rõ đường nên gặp tai nạn. Tôi rất biết ơn 2 vợ chồng chủ quán giúp đỡ tôi. Người Việt Nam rất tốt, họ làm tôi hết sức ngạc nhiên. Bây giờ tôi rất ổn, tôi cảm ơn rất nhiều", Niko chia sẻ.

Sau khi được cứu nạn, Niko bày tỏ mong muốn đóng góp ít kinh phí để phụ giúp người chủ quán, nhưng rất tiếc anh chỉ còn ít tiền trong túi. Chủ quán nhờ người phiên dịch nói rằng công việc cứu hộ giao thông qua khu vực này và bất cứ tuyến đường nào kiểu như vợ chồng bà làm đều hoàn toàn miễn phí.

Không chỉ vậy, khi hiểu về hoàn cảnh của Niko, bà Kim còn tặng thêm chàng trai trẻ này số tiền nhỏ và nước uống để tiếp tục hành trình. Việc làm của bà Kim khiến chàng trai trẻ luôn miệng nói "thank you".

30 năm giúp hàng ngàn người bị nạn

Anh chàng Tây rất biết ơn sự giúp đỡ của hai vợ chồng bà Kim. ẢNH: Hoàng Giáp
Anh chàng Tây rất biết ơn sự giúp đỡ của hai vợ chồng bà Kim. ẢNH: Hoàng Giáp

Hoạt động cứu nạn của 2 vợ chồng bà Kim tại khu vực Cầu 38 diễn ra khoảng 30 năm nay, bởi nơi đây được ví như một trong những "điểm đen" về tai nạn giao thông của tỉnh Bình Phước. Căn nhà của ông bà đang ở hiện cũng chính là "Chốt sơ cấp cứu nhân đạo số 2 - Cầu 38" thuộc CLB Hội viên tán trợ, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bình Phước.

Đều là cựu chiến binh, từ khi đến khu vực Cầu 38 sinh sống, thấy có quá nhiều người thường xuyên gặp tai nạn và bị thương, ông bà Kim quyết định ở lại đây lâu dài vừa để kinh doanh quán nước, cũng để giúp đỡ những trường hợp không may gặp nạn.

Bà Kim không chỉ giúp băng bó, còn tặng Niko tiền khi biết thanh niên này đang khó khăn. ẢNH: Hoàng Giáp
Bà Kim không chỉ giúp băng bó, còn tặng Niko tiền khi biết thanh niên này đang khó khăn. ẢNH: Hoàng Giáp

30 năm qua, bà Kim cùng chồng đã sơ cấp cứu, giúp đỡ cho hơn 2.300 trường hợp bị tai nạn tại khu vực này. Trong đó nhiều ca chấn thương sọ não, gãy chân tay. Một số trường hợp tử vong, thấy hoàn cảnh khó khăn, ông bà lại vận động quyên góp, lo mai táng cho nạn nhân.

Ngay trước cổng nhà, ông Tuân cho xây cái am nhỏ, thường xuyên có hoa, trái cây, hương khói cho những người không may tử vong do tai nạn. "Việc làm của 2 vợ chồng tôi, nhiều người hay nói… sợ. Tôi chỉ trả lời đó là tình người, khi họ gặp tai nạn mà mình không giúp, người ta mất nhiều máu, có thể dẫn đến tử vong", ông Nguyễn Văn Tuân tâm sự.

Cùng với khung cảnh tuyệt đẹp, Cầu 38 (H.Bù Đăng) cũng là một “điểm đen” về tai nạn giao thông. ẢNH: Hoàng Giáp
Cùng với khung cảnh tuyệt đẹp, Cầu 38 (H.Bù Đăng) cũng là một “điểm đen” về tai nạn giao thông. ẢNH: Hoàng Giáp

Bà Kim chia sẻ thêm: "Thấy hoàn cảnh người ta thương lắm, băng bó xong hỏi gia cảnh gặp khó khăn, tôi lại cho họ ít tiền để làm lộ phí về nhà. Lúc này, người ta chỉ biết ôm lấy tôi cảm ơn thôi. Tôi nghĩ, chắc kiếp trước tôi mắc nợ người đi đường nên kiếp này phải làm công việc này để trả cho hết nợ".

Không chỉ giúp đỡ người gặp tai nạn giao thông, 2 vợ chồng bà Kim đến nay cũng đã cứu giúp được nhiều trường hợp có ý định nhảy cầu tự tử. Sau khi được ông bà phân tích, những người này đã từ bỏ ý định dại dột của mình.

Ông Vũ Văn Mười, Chủ tịch UBND H.Bù Đăng, đánh giá: "Hành động của vợ chồng bà Kim cứu giúp những người gặp nạn rất ý nghĩa và đáng trân trọng, góp phần lan tỏa hình ảnh đẹp, tình đất, tình người Bù Đăng. Chúng tôi sẽ thường xuyên hỗ trợ trang thiết bị y tế cần thiết để 2 vợ chồng bà Kim yên tâm, tiếp tục giúp đỡ những người không may".

Theo Hoàng Giáp (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Miền lửa đạn hồi sinh

Miền lửa đạn hồi sinh

Thung lũng Ia Drăng từng là vùng chiến địa nổi danh trên thế giới với đầy rẫy đạn bom. Hơn 50 năm sau, vùng thung lũng chết ấy đã hồi sinh với màu xanh của cây công nghiệp như tiêu, cà phê, cao su; mang lại việc làm và đời sống ấm no cho đồng bào địa phương cũng như dòng người đi kinh tế mới.

Sắc màu huyền bí

Sắc màu huyền bí

Văn hóa dân tộc M’nông luôn tạo cảm giác tò mò bởi sự huyền bí. Ở bất cứ lễ hội nào, đồng bào dân tộc M’nông cũng thể hiện những nét đặc trưng độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc họ. Bản sắc văn hóa đó cứ mãi lan tỏa, rất riêng, không nơi nào có được.

Bánh cuốn của người Tày trên vùng đất lúa

Bánh cuốn của người Tày trên vùng đất lúa

(GLO)- Từ hàng chục năm trước, nhiều gia đình người Tày từ các tỉnh miền núi phía Bắc di cư vào vùng đất Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) với khát khao xây dựng cuộc sống mới. Cũng từ đó, món bánh cuốn hay còn được gọi là bánh cuốn canh được họ mang theo đã trở thành đặc sản của vùng đất này.

Dưới bóng nêu làng

Dưới bóng nêu làng

Nghệ nhân nhân dân Hồ Ngọc An (70 tuổi, ở làng Trà Dòn, thôn 2, xã Trà Thủy, H.Trà Bồng, Quảng Ngãi) ngày đêm "truyền lửa", đào tạo lớp trẻ thực hành nghệ thuật trang trí cây nêu làng để gìn giữ tinh túy văn hóa dân tộc Kor.

Nghề lái tàu metro: 'Trái tim' của đoàn tàu

Nghề lái tàu metro: 'Trái tim' của đoàn tàu

Không trực tiếp lái tàu hay đón khách, đội ngũ nhân viên tại Phòng điều độ ở depot Long Bình (TP.Thủ Đức, TP.HCM) là những người làm việc thầm lặng, nhưng quyết định sự vận hành trơn tru của toàn hệ thống metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).