Phẫu thuật cứu em bé nửa trong nửa ngoài bụng mẹ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Đây là là trường hợp thứ hai, các bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) phẫu thuật mở đường thở cho em bé sơ sinh ngay khi chào đời, vẫn còn nửa trong nửa ngoài bụng mẹ.
Các bác sĩ phẫu thuật xử trí ngoài tử cung trong lúc sinh
Các bác sĩ phẫu thuật xử trí ngoài tử cung trong lúc sinh
Chiều 31-1, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết các bác sĩ vừa phẫu thuật “xử trí ngoài tử cung trong lúc sinh” cho một em bé nữa khi chưa rời khỏi bụng mẹ.
Cả hai em bé được phẫu thuật “xử trí ngoài tử cung trong lúc sinh” (EXIT - Extrauterine Intrapartum Treatment) hiện sức khỏe ổn định.
Trong đó, em bé thứ hai mới được các bác sĩ can thiệp là con của sản phụ 27 tuổi, ngụ Đắk Nông.
Khi mang thai được hơn 6 tháng, qua siêu âm thai, chị được bác sĩ chẩn đoán thai nhi có khối bướu to ở vùng cổ.
Sản phụ đã vào thăm khám, theo dõi thai kỳ tại Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM) với hi vọng có thể giữ, cứu con.
Theo bác sĩ Phan Thanh Bình, Khoa Chăm sóc trước sinh, Bệnh viện Từ Dũ, thai nhi có khối bướu nằm ở toàn bộ vùng cổ trước, xâm lấn vùng hầu sau, đẩy lưỡi bé thè ra ngoài, chèn ép khí đạo, hẹp luôn cả thực quản.
Trong bụng mẹ, thai nhi sống được nhờ nhận ô xy và dinh dưỡng từ mẹ thông qua dây rốn nối với bánh nhau. "Tuy nhiên khi chào đời, cắt dây rốn khỏi mẹ, nhau bong, quá trình cung cấp ô xy giữa mẹ và bé bị chấm dứt, em bé với khối bướu chèn ép không tự thở được sẽ tử vong", bác sĩ Bình phân tích.
 Em bé đã được bác sĩ đặt nội khí quản, chào đời thành công
Em bé đã được bác sĩ đặt nội khí quản, chào đời thành công
Vì vậy, với trường hợp này, các bác sĩ của hai bệnh viện Từ Dũ và Nhi đồng 1 tiếp tục phối hợp với nhau thực hiện phẫu thuật “xử trí ngoài tử cung trong lúc sinh” để cứu em bé, khi thai gần 38 tuần.
Khi các bác sĩ sản cho sản phụ sinh mổ, đưa em bé vừa nhô phần đầu và vai khỏi bụng mẹ, còn nguyên dây rốn thì các bác sĩ nhi phải khẩn cấp đặt nội khí quản mở đường thở cho em bé thở máy.
Ca mổ phải thực hiện khẩn trương trong vòng 8 - 10 phút trước khi nhau bong, không thể giữ lâu, để đảm bảo an toàn cho mẹ.
Do khối bướu của em bé lần này phức tạp hơn nên bác sĩ quyết định gây mê cho sản phụ.
Quá trình phẫu thuật, sản phụ được gây mê nên ngủ sâu. Bác sĩ lại tận dụng một phần thuốc mê qua em bé để bé nằm yên trong quá trình mổ. Sản phụ cũng được cho dùng thuốc giãn tử cung để kéo dài thời gian bong nhau.
Ca phẫu thuật diễn ra thành công, mẹ tròn con vuông. Em bé trai chào đời nặng 2,8 kg và đang được chăm sóc sau sinh tại Bệnh viện Nhi đồng 1. Tiếp theo, bé sẽ được phẫu thuật bướu.
Trước đây những trường hợp phát hiện thai nhi có bướu chèn ép đường thở, người mẹ thường được tư vấn bỏ thai; hoặc nếu sinh ra thì em bé cũng sẽ tử vong ngay khi chào đời vì không thể thở. Phẫu thuật EXIT được thực hiện trên thế giới khoảng vài năm nay, giúp giải áp đường thở, đặt nội khí quản cho em bé ngay khi sinh để cứu sống em bé.
Viên An (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

1 chén dâu tây mỗi ngày giúp giảm mỡ máu lại tốt cho tim, não

1 chén dâu tây mỗi ngày giúp giảm mỡ máu lại tốt cho tim, não

Bệnh tim mạch vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu nhưng nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí khoa học Critical Reviews in Food Science and Nutrition đã phát hiện một loại trái cây được yêu thích có thể thúc đẩy sức khỏe tim mạch và não bộ đồng thời kiểm soát mức cholesterol

4 lợi ích của rau chân vịt khi ăn vào mùa đông

4 lợi ích của rau chân vịt khi ăn vào mùa đông

Rau chân vịt (còn gọi cải bó xôi, rau bina) được xem là siêu thực phẩm vào mùa đông vì chứa đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu có thể ngăn ngừa các bệnh theo mùa và thúc đẩy sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, loại rau này có lượng calo thấp nên rất phù hợp cho chế độ ăn giảm cân.

Thiếu vitamin C gây hại thế nào cho cơ thể?

Thiếu vitamin C gây hại thế nào cho cơ thể?

Vitamin C là một trong những chất chống ô xy hóa quan trọng, giúp tăng cường khả năng miễn dịch và góp phần vào nhiều chức năng khác của cơ thể. Việc thiếu hụt vitamin C không những khiến hệ miễn dịch suy yếu mà còn gây nhiều tác động tiêu cực.