Phát triển hợp tác xã kiểu mới-Nhiều thách thức

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Luật Hợp tác xã (HTX) năm 2012 có nhiều đổi mới, tạo điều kiện đẩy mạnh phát triển mô hình HTX kiểu mới. Tuy nhiên, sau 4 năm triển khai luật này, hoạt động của các HTX trên địa bàn tỉnh vẫn chưa thực sự cải thiện.

Chúng tôi đến thăm HTX Nông nghiệp Thảo Nguyên (huyện Chư Prông) khi các xã viên đang tất bật ươm giống cây cà phê. Ông Trịnh Quang Hải-Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Giám đốc HTX phấn khởi: “Sau khi được tập huấn từ Dự án VnSAT, tháng 12-2016, chúng tôi bắt tay vào xây dựng vườn ươm giống cây cà phê. Đến nay, chúng tôi đã ươm được khoảng 40.000 cây, dự kiến đến tháng 6-2017 sẽ ươm 100.000 cây. Hạt giống mua từ Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao Công nghệ Cà phê Ea Kmat (Đak Lak) và được thực hiện nghiêm ngặt theo quy trình kỹ thuật do Dự án VnSAT tập huấn nên nảy mầm xanh tốt. Bên cạnh đó, HTX đang thực hiện sản xuất theo quy trình khép kín, đó là chăn nuôi bò lấy phân làm vườn ươm nên chất lượng cây giống rất đảm bảo”.

 

Ươm giống cây cà phê. Ảnh: L.L
Ươm giống cây cà phê. Ảnh: L.L

Tuy nhiên, theo ông Hải, đến thời điểm này, HTX vẫn chưa có đầu ra chắc chắn. “Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Prông đã xem xét để mua giống phục vụ chương trình tái canh cà phê nhưng hợp đồng vẫn chưa ký kết cụ thể, cây giống vẫn chưa được định giá. Trong khi đó, để làm vườn ươm, HTX đã phải huy động từ 20 thành viên với tổng số vốn 150 triệu đồng, chưa kể tiền công phải trả cho 10 lao động và các khoản đầu tư khác”-ông Hải cho biết.

Được thành lập 10 năm nay, HTX Nông nghiệp Thảo Nguyên hoạt động với đủ ngành nghề từ chăn nuôi, trồng trọt, đan lát, đồ gỗ mỹ nghệ… và hiện là ươm cây giống. Thế nhưng, đầu ra sản phẩm vẫn luôn là nỗi đau đầu của Hội đồng Quản trị. “Hy vọng thời gian tới, mô hình HTX sẽ được tỉnh quan tâm, tạo cơ chế phát triển mạnh hơn, qua đó khuyến khích các hộ tham gia vào HTX”-ông Hải mong muốn.

 

Toàn tỉnh hiện có 84 hợp tác xã, tổng vốn điều lệ trên 143 tỷ đồng, với 14.824 thành viên, giải quyết việc làm thường xuyên cho 1.304 lao động. Trong đó, 43 hợp tác xã hoạt động liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp.

Bên cạnh khó khăn về đầu ra sản phẩm, các HTX đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn. Theo thống kê, dư nợ cho vay HTX tính đến ngày 31-12-2016 chưa đến 14 tỷ đồng, con số quá nhỏ so với 66.000 tỷ đồng tổng dư nợ toàn tỉnh. Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Tiếp-Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh cho rằng: “Việc tiếp cận nguồn vốn vay đối với các HTX hiện nay khó khăn là vì tài sản HTX không được thế chấp do đất của Nhà nước giao. Trong khi việc vay tín chấp còn bất cập vì ngân hàng đòi hỏi phải có phương án hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, nguồn vốn đối ứng của HTX... Thế nhưng thực tế, các HTX hiện đang rơi vào tình trạng “yếu toàn diện” từ trình độ nhân sự, kinh phí hoạt động cho đến vai trò của các thành viên… Chính vì vậy, Nhà nước cần có cơ chế, chính sách phù hợp để các HTX có thể vay tín chấp theo Nghị định 55/2015 NĐ-CP của Chính phủ”.

Lê Lan

Có thể bạn quan tâm

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm