Phân cấp thực hiện 16 dự án, dự án thành phần đường cao tốc

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Ngày 28-7, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã ký Quyết định số 17/2022/QĐ-TTg  phân cấp thực hiện các dự án, dự án thành phần đầu tư các đoạn tuyến đường bộ cao tốc theo hình thức đầu tư công thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội.

Phạm vi điều chỉnh là các dự án, dự án thành phần đầu tư các đoạn tuyến đường bộ cao tốc theo hình thức đầu tư công thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội theo quy định của Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11-1-2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội (Chương trình), trừ các dự án, dự án thành phần do Bộ Giao thông-Vận tải là cơ quan chủ quản.

Về nguyên tắc, yêu cầu của phân cấp, Quyết định nêu rõ: Phân cấp triệt để cho UBND cấp tỉnh có đề xuất, đủ năng lực, kinh nghiệm quản lý sau khi đã sử dụng tối đa năng lực của Bộ Giao thông-Vận tải.

Các tuyến cao tốc được phân chia thành các dự án thành phần và phân cấp cho UBND cấp tỉnh làm cơ quan chủ quản theo địa giới hành chính. Trường hợp ranh giới, địa giới hành chính nằm giữa các vị trí công trình cầu, hầm hoặc nút giao thì toàn bộ công trình cầu, hầm hoặc nút giao sẽ thuộc về một dự án thành phần.

Các tuyến cao tốc được phân chia thành các dự án thành phần và phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm cơ quan chủ quản theo địa giới hành chính.
Các tuyến cao tốc được phân chia thành các dự án thành phần và phân cấp cho UBND cấp tỉnh làm cơ quan chủ quản theo địa giới hành chính. Ảnh nguồn VGP



Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được phân cấp làm cơ quan chủ quản: Bố trí vốn đầu tư (kể cả trong trường hợp phát sinh tăng tổng mức đầu tư) để hoàn thành dự án đúng tiến độ; bảo đảm đáp ứng đủ năng lực, kinh nghiệm quản lý hoặc có biện pháp tăng cường bảo đảm đủ năng lực, kinh nghiệm quản lý thực hiện các dự án, dự án thành phần đáp ứng tiến độ và chất lượng yêu cầu theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm toàn diện trong việc triển khai dự án bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả, khả thi, đồng bộ.

Quyết định nêu rõ, phân cấp cho UBND cấp tỉnh làm cơ quan chủ quản các dự án, dự án thành phần đầu tư các đoạn tuyến đường bộ cao tốc theo hình thức đầu tư công thuộc Chương trình. Tổng số có 16 dự án, dự án thành phần.

Cụ thể, với Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột giai đoạn 1: UBND tỉnh Khánh Hòa là cơ quan chủ quản Dự án thành phần 1; Bộ Giao thông-Vận tải là cơ quan chủ quản Dự án thành phần 2; UBND tỉnh Đak Lak là cơ quan chủ quản Dự án thành phần 3.

Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu giai đoạn 1: UBND tỉnh Đồng Nai là cơ quan chủ quản Dự án thành phần 1; Bộ Giao thông-Vận tải là cơ quan chủ quản Dự án thành phần 2; UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu là cơ quan chủ quản Dự án thành phần 3.

Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng giai đoạn 1: UBND tỉnh An Giang là cơ quan chủ quản Dự án thành phần 1; UBND thành phố Cần Thơ là cơ quan chủ quản Dự án thành phần 2; UBND tỉnh Hậu Giang là cơ quan chủ quản Dự án thành phần 3; UBND tỉnh Sóc Trăng là cơ quan chủ quản Dự án thành phần 4.

Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh-An Hữu giai đoạn 1: UBND tỉnh Đồng Tháp là cơ quan chủ quản Dự án thành phần 1; UBND tỉnh Tiền Giang là cơ quan chủ quản Dự án thành phần 2.

Cao tốc Tuyên Quang-Hà Giang giai đoạn 1 (đoạn qua tỉnh Tuyên Quang): UBND tỉnh Tuyên Quang là cơ quan chủ quản.

Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang là cơ quan chủ quản dự án cao tốc Tuyên Quang-Hà Giang giai đoạn 1 (đoạn qua tỉnh Hà Giang). Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình là cơ quan chủ quản dự án cao tốc Hòa Bình-Mộc Châu (đoạn từ Km19+000 - Km53+000 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình). Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định là cơ quan chủ quản Dự án đầu tư cầu vượt sông Đáy nối tỉnh Ninh Bình và tỉnh Nam Định trên tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình-Nam Định-Thái Bình-Hải Phòng.

 

TUỆ NGUYÊN

 

Có thể bạn quan tâm

Thích ứng với sụt lún

Tp Hồ Chí Minh cần thích ứng với sụt lún

Những nghiên cứu về tình trạng sụt lún công bố gần đây cho thấy nguy cơ 'chìm dần' của TP.HCM không thể xem thường, đặc biệt là tốc độ lún nền đất cao gấp khoảng hai lần mực nước biển dâng (khoảng 1 cm/năm). Đáng lo ngại hơn, sụt lún chưa có dấu hiệu dừng lại.

Nhiều con hẻm trên địa bàn phường Ngô Mây được đổ bê tông xi măng tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận lợi hơn. Ảnh: N.M

Phường Ngô Mây nỗ lực đạt chuẩn đô thị văn minh

(GLO)- Thực hiện Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg ngày 18-2-2022 của Thủ tướng Chính phủ về quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh và chỉ đạo của cấp trên, đến nay, phường Ngô Mây (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã đạt 6/9 tiêu chí, 49/52 tiêu chuẩn đô thị văn minh.