Phân biệt sổ đỏ ghi tên hộ gia đình và cá nhân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bạn nên nắm rõ những điểm giống và khác nhau giữa sổ đỏ ghi tên hộ gia đình và cá nhân để tránh nhầm lẫn.
Khái niệm sổ đỏ hộ gia đình, sổ đỏ cá nhân
Sổ đỏ hộ gia đình là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.
Không phải ai có tên trong hộ khẩu là có chung quyền sử dụng đất, mà phải đáp ứng 2 điều kiện:
Thứ nhất, có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng. Thứ hai, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.
Do đó, con mà sinh ra sau thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất thì không có chung quyền sử dụng đất.
Sổ đỏ cá nhân là người có quyền sử dụng đất do được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất bằng các hình thức như: Nhận chuyển nhượng (mua đất), nhận tặng cho, nhận thừa kế, chuyển đổi quyền sử dụng đất với người khác.
Quyền sử dụng đất thuộc về ai?
Sổ đỏ ghi tên hộ gia đình, nếu người có đủ 2 điều kiện nêu ở trên thì có chung quyền sử dụng đất.
Khi chuyển quyền sử dụng đất (chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế…) của hộ gia đình thì phải có văn bản đồng ý của các thành viên được công chứng hoặc chứng thực theo quy định.
Còn sổ đó cá nhân quyền sử dụng đất là tài sản riêng cá nhân người đứng tên sổ đỏ; cá nhân được cấp sổ đỏ có toàn quyền quyết định trong việc chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế… nếu đủ điều kiện theo quy định. Trừ trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng nhưng chỉ có vợ hoặc chồng đứng tên.
Thông tin ghi tại trang 1 sổ đỏ?
Đối với sổ đỏ ghi tên hộ gia đình, thì ghi "Hộ ông" (hoặc "Hộ bà"), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số của giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình; địa chỉ thường trú của hộ gia đình.
Trường hợp chủ hộ gia đình không có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi người đại diện là thành viên khác của hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình.
Còn đối với sổ đỏ ghi tên cá nhân, thì ghi “ông” (hoặc “bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân (chứng minh hoặc thẻ căn cước. Trường hợp chưa có chứng minh hoặc thẻ căn cước thì ghi “Giấy khai sinh số…”, địa chỉ thường trú.
Ngoài ra, đối với việc nhượng, cho tặng, sổ đỏ ghi tên hộ gia đình thì mọi thành viên phải bàn bạc và có sự nhất trí chung.
Còn trường hợp sổ đỏ ghi tên cá nhân thì người đó có toàn quyền quyết định chuyển nhượng, cho tặng.
MINH HUY (T/H/LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Khảo sát của Viện nghiên cứu Kinh tế - Tài chính - Bất động sản Dat Xanh Services (DXS-FERI) cho thấy, tỷ lệ khách hàng mua để ở giảm từ 59,5% của năm 2023 xuống 44,9% trong năm 2024. Đáng chú ý, đã xuất hiện 10% khách hàng đầu tư lướt sóng trong năm 2024, so với chỉ 1,5% trong năm 2023.

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Khép lại một năm với sự phục hồi tích cực nhờ các bước tiến lớn trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý, nhiều nhận định cho rằng năm 2024 là một năm bản lề, là nền tảng tạo động lực cho thị trường bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Đằng sau mỗi công trình 'cán đích'

Đằng sau mỗi công trình 'cán đích'

Ở thời điểm hiện tại, nhiều dự án cầu, đường tại TP.HCM đang chạy đua về đích mừng năm mới. Đi kèm với đó là sự thở phào nhẹ nhõm, vui mừng phấn khởi của rất nhiều người dân TP nói chung và người dân khu vực đó nói riêng.