Phải tiếp sức "3 tại chỗ"!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Rõ ràng "3 tại chỗ" là mô hình kỳ vọng nhưng không dễ thành công trong thực tế. Thực hiện cùng lúc "3 tại chỗ" với "Một cung đường, hai điểm đến", các doanh nghiệp (DN) ở TP HCM và một số tỉnh lân cận đang đuối sức.

"3 tại chỗ" là làm tại chỗ, ăn tại chỗ và ở tại chỗ. Đây là mô hình mà 2 tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh từng áp dụng thực hiện khá thành công trước khi đợt dịch Covid-19 lần 4 bùng lên tại các tỉnh, thành phía Nam.

Cơ khí - điện máy, điện tử, dệt may, giày da, gỗ - mỹ nghệ... là những lĩnh vực thâm dụng lao động, có lượng lớn đơn hàng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, do đó áp dụng "3 tại chỗ" là phù hợp và cần thiết. Nhưng trong thời gian ngắn thì được, kéo dài nhiều tháng trời thì DN chịu không nổi. Chi phí đồng loạt tăng khi thay đổi công năng nhà máy, xí nghiệp và đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ ăn, ở cho cả ngàn người; phải trả lương rất cao để động viên công nhân ở lại làm việc; tiền điện, nước và sinh hoạt phí cũng nhiều hơn trước. Thách thức lớn nhất là làm sao giữ an toàn giữa lúc dịch bệnh bủa vây. Chỉ lần xuất hiện một ca F0 trong nhà máy hoặc khu lưu trú là tất cả tan tành mây khói.

Nhưng thực hiện "3 tại chỗ" là để đạt đa mục tiêu, vừa giúp các DN sản xuất an toàn trước dịch bệnh vừa tạo công ăn việc làm cho người lao động, đồng thời duy trì được chuỗi cung ứng hàng hóa cho thị trường nội địa và giữ nhịp xuất khẩu, vì thế đâu chỉ đơn giản thấy khó là dừng.

Do đó, phải hỗ trợ các DN thực hiện "3 tại chỗ" thật kịp thời. Mới đây, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) đã có báo cáo nêu nhiều bất cập khi DN thực hiện "3 tại chỗ" và đề xuất Thủ tướng giao Bộ Y tế chủ trì họp khẩn với các tỉnh, đại diện các hiệp hội, ngành hàng và mời DN cùng dự để đánh giá tình hình nhằm tìm giải pháp giảm thiểu thiệt hại cho DN và tiếp tục triển khai mô hình theo cách phù hợp hơn. Riêng TP HCM, lãnh đạo thành phố đã chỉ đạo thành lập Nhóm Xử lý nhanh để giải quyết kịp thời những kiến nghị của DN "3 tại chỗ", hỗ trợ DN duy trì sản xuất...

Cùng với những giải pháp hành chính đó, rất cần thêm sự hỗ trợ, chia sẻ cụ thể về thuế, phí, tín dụng, tiền thuê đất cho các nhóm DN nói chung, nhất là các DN thực hiện "3 tại chỗ". Năm ngoái, DN trong nước được gia hạn thời gian nộp thuế, tiền thuê đất; miễn, giảm các khoản thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất. Tổng số tiền thuế và thu ngân sách đã gia hạn, miễn, giảm năm 2020 là khoảng 129.000 tỉ đồng. Hiện, DN rất mong chờ sửa đổi Nghị định 57/2020/NĐ-CP về biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi, trong đó Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế nhập khẩu ưu đãi nhiều mặt hàng nguyên - vật liệu đang tăng giá mạnh.

Ngân sách nhà nước có thể hụt thu hàng chục ngàn tỉ đồng sau khi áp dụng các chính sách miễn giảm kể trên nhưng đó chỉ là tạm thời. Và đấy cũng chính là cách khoan thư sức dân, là nguồn dinh dưỡng để nuôi nguồn thu. Để có nguồn thu, tạo ra các giá trị cho xã hội, điều tiên quyết là phải giữ cho DN sống được và sống khỏe. Ngay lúc này, hãy dành sự ưu tiên cho các DN "3 tại chỗ"!

Theo A.Q (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Trách nhiệm với cơ sở

Trách nhiệm với cơ sở

Nhiều cán bộ công an cấp phòng, cấp huyện xin nghỉ hưu trước tuổi để tạo điều kiện thuận lợi cho Đề án “Tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy công an địa phương hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Ưu đãi lãi vay thôi chưa đủ

Ưu đãi lãi vay thôi chưa đủ

Lãi vay thấp, thời hạn vay dài là điều kiện quá tốt để người trẻ nói riêng và người có thu nhập thấp nói chung sở hữu một chỗ an cư. Thế nhưng chỉ ưu đãi lãi vay thôi thì chưa đủ mà cần có thêm nhiều biện pháp đồng bộ khác nữa thì cung - cầu trên thị trường bất động sản mới có thể gặp nhau.

Điểm sáng xuất khẩu nông sản

Điểm sáng xuất khẩu nông sản

Xuất khẩu nông sản năm qua là một trong những mảng sáng của bức tranh kinh tế đất nước, góp phần khẳng định vị thế Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu nông lâm thủy sản hàng đầu thế giới.

Thương chiến đã đến cửa

Thương chiến đã đến cửa

Như vậy, chỉ 5 ngày sau khi Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu chuẩn bị kịch bản ứng phó cho khả năng chiến tranh thương mại, thì nguy cơ này đã bắt đầu tác động trực tiếp đến nền kinh tế VN.

Bứt tốc ngay đầu năm mới

Bứt tốc ngay đầu năm mới

Là năm tăng tốc, về đích trong thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm (2021 - 2025) và khởi động cho giai đoạn phát triển mới của đất nước, thế nên tết năm 2025 đã diễn ra hết sức đặc biệt.