Phải chặt tham nhũng, tiêu cực khi mới chỉ là cái mầm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Lần đầu tiên nội hàm của khái niệm “tiêu cực” trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã được đề cập một cách rõ ràng hơn, cụ thể hơn.

“Tiêu cực thì nghĩa rất rộng cho nên phải cụ thể hóa nội hàm là cái gì. Cái tiêu cực có nhiều nhưng ở đây chủ yếu là sự suy thoái về phẩm chất, tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, nó là cái gốc, nó dẫn đến tham nhũng, nếu không suy thoái thì làm gì phải đi tham nhũng, nếu đạo đức tốt thì làm gì phải tham nhũng”- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hôm 18.11.

Những con số nêu ra tại cuộc họp cho thấy công tác phòng, chống tham nhũng tiêu cực tiếp tục được khẩn trương, đẩy mạnh: Từ tháng 1.2021 đã có 12 tổ chức đảng và 20 đảng viên thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý  bị xử lý kỷ luật. Trong số này có 3 ủy viên, nguyên ủy viên Trung ương Đảng; 2 thứ trưởng; 1 nguyên chủ tịch tỉnh; 1 nguyên phó bí thư tỉnh ủy; 13 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang.

Riêng các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo đã khởi tố mới 8 vụ án/38 bị can, khởi tố thêm 78 bị can trong 14 vụ án…

Đáng chú ý, các cơ quan tiến hành tố tụng đã tạm giữ, kê biên, phong tỏa tài khoản, ngăn chặn giao dịch các tài sản có trị giá hơn 1.750 tỉ đồng. Cơ quan thi hành án dân sự đã thu hồi được hơn 9.000 tỉ đồng.

Sự quyết liệt, không có vùng cấm đã được thể hiện qua những con số rất thuyết phục ấy. Song, xử lý cán bộ tham nhũng, tiêu cực là giải pháp chặt cành.

Không chỉ chặt cành mà phải loại ngay tiêu cực, tham nhũng từ khi chỉ là cái mầm.

Để thực hiện việc này, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương liên tiếp ra những văn bản chỉ đạo. Cụ thể là Quy định 32 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ban hành ngày 16.9.2021; Kết luận số 21 về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi và xử lý nghiêm những cán bộ suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa ban hành ngày 25.10.2021; Quy định số 37-QĐ/TW về những điều đảng viên không được làm hiệu lực từ 25.10.2021; Quy định số 41-QĐ/TW về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ ban hành ngày 3.11.2021.

Những Quy định và Kết luận liên tiếp được ban hành trong thời gian ngắn không chỉ thể hiện tinh thần mới, khí thế mới, quyết tâm mới mà còn nhiều quan điểm mới trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng.

Chặt từ mầm tiêu cực, tham nhũng chính là ngăn chặn suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Đó chính là phòng chống tiêu cực “từ sớm, từ xa”.

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/phai-chat-tham-nhung-tieu-cuc-khi-moi-chi-la-cai-mam-975368.ldo

Theo Hoàng Lâm (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Đó là câu hỏi của nhiều cá nhân, doanh nghiệp trong bối cảnh thủ tục, quy trình hoàn thuế hiện nay vẫn còn rắc rối, bất hợp lý. Thậm chí trong Dự thảo thuế giá trị gia tăng đang lấy ý kiến, quy định về hoàn thuế còn đẩy rủi ro về phía người mua hàng.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

Mỗi người Việt Nam, dù ở đâu, cũng đều tự hào mình là con dân đất Việt, tự hào về một Việt Nam đang trên đà đổi mới, phát triển. Niềm tự hào đó chính là sức mạnh nội sinh, để mỗi người có thể góp sức mình làm “rạng danh đất nước” trong kỷ nguyên mới của dân tộc.

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.