Phải biết "nhỏ lệ"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thật bất ngờ, bất ngờ đến mức khó tin: Vào thời điểm cuối tháng 10.2021, gần 2 năm ngày đại dịch COVID-19 bùng phát, ở một tỉnh khu vực Tây Nguyên vẫn tình trạng thiếu thuốc, thiếu thiết bị y tế để điều trị căn bệnh này.
Đó là hiện trạng ở tỉnh Đắk Lắk, một tỉnh khá đông dân, và vào thời điểm này, số ca mắc COVID-19 trên địa bàn tỉnh có chiều hướng gia tăng, trong khi tỷ lệ được tiêm vaccine còn thấp.
Nói thiếu, e chưa chuẩn. Phải nói là chưa được cung cấp, bổ sung đủ cơ số, chủng loại phương tiện như tinh thần “chủ động”, “tại chỗ”. Truyền thông dẫn lời bác sỹ Nguyễn Đại Phong, Giám đốc Bệnh viện đa khoa khu vực Tây Nguyên và lãnh đạo ngành y tế địa phương, cho hay, từ thuốc đặc trị, máy thở, máy lọc máu đều chưa được cung ứng, cung cấp. Nguyên nhân chính là chưa xong thủ tục đấu thầu hoặc mắc mớ trong quy định chào giá cạnh tranh. Nguồn nhân lực cho quy mô 90 giường bệnh cũng thiếu, chưa tính đến nguồn dự phòng nếu quy mô tăng lên 500 giường bệnh.
Thực trạng đó chắc hẳn không chỉ riêng Đắk Lắk.
Phòng chống dịch  COVID-19, lấy việc kiểm soát, phòng tránh, hạn chế lây lan làm trọng. Khâu điều trị có tính quyết định trong việc giảm số ca nặng, ca tử vong. Thiếu thuốc đặc trị, các thiết bị thiết yếu và nguồn nhân lực có chuyên môn, khác nào kẻ không biết bơi tay không đi cứu người đuối nước!
Vấn đề tiên liệu diễn biến dịch bệnh, chủ động kịch bản ứng phó đi liền với chủ động nguồn nhân lực, thiết bị, thuốc men đã được đặt ra từ giai đoạn đầu mùa dịch; sớm hơn nữa, từ những trận dịch nhiều năm trước. 
Hồi đầu năm 2020, khi TP. Hồ Chí Minh mới xuất hiện những ca mắc COVID-19 đơn lẻ, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân khi ấy đã cảnh báo bằng việc dẫn thực tế điều trị 2 cha con người Trung Quốc nhiễm bệnh, Bệnh viện Chợ Rẫy huy động nhân lực cả một khoa, liên tục 3 ca/ngày. Ông đặt ra tình huống, nếu phải điều trị 100 người, 1.000 người… "Đem thành tích để chữa hết bệnh cho một vài người so với chuyện phải chữa bệnh cho cả ngàn người là không thể giống nhau được”- ông Nguyễn Thiện Nhân nói.
Lời cảnh báo của vị Bí thư Thành ủy Thành phố gần 2 năm trước có vẻ không mấy hiệu lực, nếu nhìn vào diễn biến công tác phòng chống dịch của thành phố giai đoạn vừa qua. 
Các nhà khoa học cảnh báo, sau COVID-19, sẽ xuất hiện chủng virus nguy hiểm hơn, sức hủy diệt khủng khiếp hơn. Mới đây, vị Tổng giám đốc Tổ chức y tế thế giới-WHO, ngài Tedros Adhanom Ghebreyesus cũng lưu ý: “Một điều chắc chắn về mặt sinh học là, tại một thời điểm nào đó, một virus mới có thể xuất hiện và chúng ta đơn giản là không thể ngăn cản nó”.
Dĩ nhiên là không thể ngăn cản việc nó xuất hiện. Nhưng, có thể làm giảm hậu quả mà nó gây ra, bằng biện pháp căn cơ, khoa học; bằng chủ động phát hiện cơ chế dịch tễ học để phòng tránh và điều trị; bằng việc chủ động vaccine, thuốc men cùng đội ngũ y tế có chuyên môn, phương tiện thiết bị đủ ứng phó với kịch bản xấu nhất…
Sống chung với dịch COVID-19 là cách tiếp cận tích cực, không có chỗ cho sự sợ hãi, co cứng, nhưng cũng không chấp nhận sự chủ quan, lơ là, coi thường mức độ nguy hiểm của dịch bệnh, dẫn đến chậm trễ trong công tác dự báo, dự phòng và ứng phó.
Phải biết “nhỏ lệ” để không lặp lại tình huống xấu nhất.
UÔNG NGỌC DẬU (LĐO)

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/phai-biet-nho-le-969281.ldo

Có thể bạn quan tâm

Hòa bình

Hòa bình

(GLO)- Tôi luôn muốn thốt lên câu ấy vì hòa bình là khát vọng muôn thuở, khát vọng ngàn đời của con người. Nó là mục tiêu, là ý chí, là giá trị vĩnh hằng mà con người hướng tới, mơ tới, nghĩ về và luôn luôn muốn nó là hiện thực.

Thành quả lịch sử

Thành quả lịch sử

Trước năm 1975 đúng 200 năm, vào năm 1775, sử gia Ngô Thì Sĩ (1726-1780) hoàn thành tác phẩm Việt Sử Tiêu Án, viết về lịch sử nước nhà từ thời thượng cổ Hồng Bàng đến giai đoạn Lê Lợi chiến thắng quân Minh.
Giữ hòa bình trường tồn

Giữ hòa bình trường tồn

Ngày chị Đặng Thùy Trâm còn dốc lòng cứu chữa thương binh, bệnh binh, người dân Phổ Cường (Đức Phổ, Quảng Ngãi) bị đau ốm, chị đã âm thầm viết hai quyển nhật ký. 35 năm sau khi chị Trâm hy sinh, hai quyển sổ ghi nhật ký của chị từ đất Mỹ đã trở về với đất Việt và người Việt.
Nhân lên niềm vui chiến thắng

Nhân lên niềm vui chiến thắng

(GLO)- Sau 49 năm giải phóng, Gia Lai đã vươn lên trở thành trung tâm của khu vực Bắc Tây Nguyên và vùng động lực của Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia. Tinh thần Chiến thắng 30-4 đã được kế thừa, phát huy và nhân lên bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

Nâng chất lao động ngành du lịch

Nâng chất lao động ngành du lịch

Người lao động làm trong ngành du lịch đến từ Philippines, Thái Lan, Indonesia, Singapore có mặt ở các khách sạn 4-5 sao tại Việt Nam đang khá nhiều. Điều này cho thấy, lao động ngành du lịch đang bị cạnh tranh việc làm ngay trên sân nhà.
Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Lại một vụ trẻ mầm non bị bạo hành, lại từ một lớp mầm non tư thục nhỏ lẻ; lại các cơ quan, ban ngành vào cuộc yêu cầu đình chỉ, xử lý nghiêm… Thế nhưng cái gốc để không tái diễn tình trạng này thì nói bao nhiêu năm vẫn vậy.
Làm sạch, đẹp không gian du lịch

Làm sạch, đẹp không gian du lịch

Tình trạng ô nhiễm rác thải do thiếu ý thức sẽ tái diễn, không gian du lịch bị vấy bẩn bởi rác trên đường và "rác trong ý thức", làm ảnh hưởng ngành du lịch Việt Nam, đến hình ảnh đất nước, con người Việt Nam