Ông Biden giành trọn phiếu ở nơi đầu tiên công bố kết quả bầu cử Mỹ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020 đã chính thức bắt đầu. Ông Donald Trump và Joe Biden cùng chia nhau chiến thắng ở 2 điểm bỏ phiếu đầu tiên.

Ông Donald Trump và Joe Biden chuẩn bị bước vào thời khắc quyết định của cuộc bầu cử Mỹ 2020. Ảnh: AFP
Ông Donald Trump và Joe Biden chuẩn bị bước vào thời khắc quyết định của cuộc bầu cử Mỹ 2020. Ảnh: AFP


Các ứng viên không ngủ đêm trước ngày bầu cử

Theo Sydney Morning Herald, đã gần 2h sáng 3.11 ở miền Trung tây và nhiều người Mỹ đang say ngủ nhưng các chiến dịch tranh cử thì không. Ông Joe Biden đã đăng trên Twitter một chia sẻ khẳng định ra tranh cử với tư cách một đảng viên Dân chủ nhưng nhấn mạnh cam kết "lãnh đạo như một tổng thống Mỹ". Ông đồng thời khẳng định sẽ làm việc với cả đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa.

Trong khi đó, Tổng thống Donald Trump chia sẻ lại những điểm nổi bật trong các cuộc vận động tranh cử của ông trên Twitter. "Gửi tới tất cả những người ủng hộ lời cảm ơn từ tận đáy lòng. Các bạn đã có mặt từ lúc bắt đầu và tôi sẽ không bao giờ để các bạn thất vọng. Hi vọng của các bạn là hi vọng của tôi, giấc mơ của các bạn là giấc mơ của tôi và tương lai của các bạn là điều mà tôi chiến đấu vì nó mỗi ngày".

Trước đó, ông Donald Trump kết thúc cuộc vận động tranh cử thứ 5 trong ngày và cũng là cuộc vận động cuối cùng trước ngày bầu cử vào khoảng 1h30 sáng 3.11, giờ Mỹ.

Ông Trump áp đảo ứng viên Biden ở điểm bỏ phiếu thứ hai

Theo Startribune, trái ngược với kết quả ở địa điểm công bố đầu tiên Dixville Notch, gần biên giới Canada, tại thị trấn Millsfield, cách đó gần 20 km về phía nam, Tổng thống Donald Trump giành được 16 phiếu trong khi ông Biden giành được 5 phiếu. Thị trấn thứ 3 có truyền thống bỏ phiếu lúc nửa đêm ngoài Dixville Notch và Millsfield là Hart's Location. Tuy nhiên, trong bối cảnh đại dịch COVID-19, đã thay đổi lịch trình, quyết định tổ chức bỏ phiếu từ 11h sáng tới 19h ngày 3.11.

Được biết, thị trấn Hart's Location bắt đầu truyền thống bỏ phiếu sớm từ năm 1948 để thu hút các công nhân đường sắt phải đi làm trước giờ bỏ phiếu bình thường. Tuy nhiên, truyền thống này dừng lại từ năm 1964 và bắt đầu nối lại vào năm 1996.

Ông Biden giành trọn phiếu ở nơi đầu tiên công bố kết quả bầu cử Mỹ

Dixville Notch, thị trấn nhỏ ở New Hampshire là nơi đầu tiên bỏ phiếu ở Mỹ và công bố kết quả bầu cử sớm nhất trong ngày 3.11. Theo đó, tất cả 5 cử tri ở thị trấn đầu tiên công bố kết quả bầu cử Mỹ đều bỏ phiếu cho ông Joe Biden. Cuộc bỏ phiếu ở Dixville Notch được tổ chức vào lúc nửa đêm.

Les Otten, một cử tri ở Dixville Notch cho hay, ông là đảng viên Cộng hòa suốt đời nhưng đã bỏ lá phiếu đầu tiên cho ứng viên Dân chủ Joe Biden. "Tôi không đồng tình với ông ấy về nhiều vấn đề, nhưng tôi tin rằng đã đến lúc tìm ra điều gì đoàn kết chúng ta, không phải điều gì chia rẽ chúng ta" - cử tri Les Otten chia sẻ trong video đăng trên Twitter của ủy ban bầu cử Dixville Notch.

Tổng thống Donald Trump: Tôi không lo lắng

Trước giờ G bầu cử Mỹ, Tổng thống Donald Trump nói ông không lo lắng, bất chấp đang bị dẫn trước. "Tôi đã từng ở đây trước đây. Tôi nghĩ rằng chúng tôi đang có vị thế mạnh mẽ hơn nhiều so với trước đây" - ông Donald Trump nói khi tới cuộc vận động tranh cử ở Kenosha, bang Wisconsin. Tổng thống Donald Trump khép lại 2 ngày vận động tranh cử cuối cùng ở 4 bang với 10 sự kiện liên tiếp. Trong 7 ngày qua, Tổng thống Mỹ tăng gấp đôi tần suất đăng Twitter, lên khoảng 64 tweet mỗi ngày. Khi chuyên cơ Air Force One hạ cánh ở Kenosha, Wisconsin, Tổng thống Donald Trump đã đăng dòng tweet thứ 71 trong ngày.

Các bang huy động vệ binh quốc gia sẵn sàng ứng phó nguy cơ trong ngày bầu cử

Các thống đốc đã yêu cầu các thành viên vệ binh quốc gia sẵn sàng làm nhiệm vụ trước ngày bầu cử Mỹ 3.11, theo Washington Post. Đây là tín hiệu cho thấy có những lo ngại rằng bất ổn có nguy cơ bùng phát trong cuộc bầu cử tổng thống. Thống đốc bang Massachusetts Charlie Baker đã yêu cầu tới 1.000 thành viên vệ binh quốc gia trong tình trạng sẵn sàng để cung cấp hỗ trợ cho cơ quan thực thi pháp luật của tiểu bang và địa phương nếu có nhu cầu phát sinh, theo văn phòng thống đốc.

Động thái này nhằm "duy trì an toàn công cộng hoặc bảo vệ cơ hội thực hiện các quyền trong hiến pháp trong sự kiện quy mô lớn". Quan chức cảnh sát tiểu bang Massachusetts Christopher Mason cũng lưu ý, giới chức không nhận thấy bất cứ mối đe dọa cụ thể nào nhằm vào các địa điểm bỏ phiếu.

Không có bằng chứng yếu tố bên ngoài can thiệp cơ sở hạ tầng bầu cử Mỹ

CBS News dẫn lời quan chức quốc phòng cấp cao Mỹ cho biết: "Không có bằng chứng cho thấy các thế lực nước ngoài tiếp cận cơ sở hạ tầng bầu cử". "Với quy mô, sự phức tạp và đa dạng của hệ thống bầu cử Mỹ, không quốc gia nào có khả năng thay đổi kết quả của cuộc bầu cử" - quan chức này nói vào đêm trước ngày bầu cử tổng thống Mỹ 3.11.

Thông tin được đưa ra trong bối cảnh các quan chức tình báo và an ninh quốc gia Mỹ cảnh báo cử tri cần lưu ý về những nỗ lực của các nhân tố bên ngoài can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ thông qua các chiến dịch thông tin sai lệch.

Bà Pelosi: Hạ viện Mỹ đã sẵn sàng xác định người thắng nếu kết quả bầu cử tranh chấp

Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi tuyên bố, Quốc hội sẵn sàng quyết định cuộc bầu cử tổng thống nếu kết quả tranh chấp. "Chúng tôi hiểu luật là gì và tính ưu việt vai trò của Quốc hội, cụ thể là Hạ viện khi kiểm phiếu" - bà Pelosi tuyên bố. "Chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng. Chúng tôi đã sẵn sàng một thời gian vì chúng tôi thấy sự thiếu tôn trọng của Tổng thống đối với Hiến pháp, nền dân chủ và tính toàn vẹn của cuộc bầu cử" - bà Pelosi nói.

Lợi thế hẹp của ông Biden ở 6 bang chiến địa

Cuộc thăm dò bầu cử Mỹ mới nhất của CNBC/Change Research cho thấy, ông Joe Biden đang dẫn trước Tổng thống Donald Trump ở 6 bang chiến địa: Arizona, Florida, Michigan, Bắc Carolina, Pennsylvania và Wisconsin. Cụ thể, ông Biden đang được 50% ủng hộ, trong khi ông Donald Trump là 46%. Theo từng bang, tại Arizona: Ông Biden 50%, ông Trump 47%; Florida: ông Biden 51%, ông Trump 48%; Michigan: ông Biden 51%, ông Trump 44%; Bắc Carolina: ông Biden 49%, ông Trump 47%; Pennsylvania: ông Biden 50%, ông Trump 46%; Wisconsin: ông Biden 53%, ông Trump 45%.

Hơn 97 triệu người Mỹ đã bỏ phiếu

Một ngày trước ngày bầu cử 3.11, đã có hơn 97 triệu người Mỹ bỏ phiếu sớm. Mặc dù số lượng cử tri bỏ phiếu sớm đạt kỷ lục trong 100 năm qua, vẫn sẽ có hàng chục triệu người bỏ phiếu vào đúng ngày bầu cử 3.11. Thời gian đóng các phòng phiếu ở từng bang là khác nhau. Các phòng phiếu sẽ đóng cửa ở Bắc Carolina, Ohio lúc 19h30 giờ miền đông. Vào lúc 20h00 giờ miền đông, các phòng phiếu cuối cùng sẽ đóng cửa tại Florida, Pennsylvania. Lúc 21h00 giờ miền đông, các phòng phiếu sẽ đóng cửa ở Arizona, Wisconsin, Michigan.

Tranh cãi nảy lửa về người thắng cuộc trong đêm bầu cử

Chiến dịch của ông Donald Trump cáo buộc đảng Dân chủ muốn “phi hợp pháp hoá“ phiếu bầu, còn chiến dịch của ông Joe Biden nói rằng "không có kịch bản" cuộc bầu cử Mỹ sẽ gọi tên ông Trump thắng cuộc vào đêm bầu cử 3.11.

Fox News đưa tin, ngày 2.11 theo giờ Mỹ, phó giám đốc chiến dịch tranh cử của tổng thống, Justin Clark, cho biết đảng Dân chủ "đang hoảng sợ" vì ông Biden "không giành được vị trí dẫn trước đủ lớn trong các cuộc bỏ phiếu sớm ở các bang chiến trường" và tuyên bố họ "biết rằng các lá phiếu bầu trực tiếp cho Tổng thống Trump trong ngày bầu cử sẽ tạo nên khác biệt và đưa ông đến chiến thắng”.

Chiến dịch tranh cử của ông Trump cũng tuyên bố, đảng Dân chủ muốn “phi hợp pháp hoá” kết quả ngày bầu cử bằng “Ảo ảnh đỏ” (Red Mirage - kết quả sớm bầu cử nghiêng về ông Trump nhưng kết quả quyết định dành cho ông Biden khi kiểm hết phiếu bầu qua thư).

Clark cho biết: “Các quan chức chính trị của ông Biden sẽ tạo ra ảo ảnh bằng cách đổ lỗi cho tất cả xung quanh - sự chậm trễ của bưu chính hoặc tuyên bố sai rằng những lá phiếu gửi qua thư chưa được trả lại nên được coi là những lá phiếu hợp pháp cần được kiểm đếm”.

Clark nói thêm, “không điều nào trong số này là đúng” nhưng cho biết nó sẽ “bị coi là bằng chứng cho thấy chiến thắng của Tổng thống Trump là Red Mirage”.

Clark đã chuẩn bị cho một cuộc chiến pháp lý trong trường hợp có một cuộc bầu cử tranh chấp. “Chúng tôi dự đoán rằng các thành viên đảng Dân chủ sẽ có mặt tại tòa để tranh luận về việc kéo dài thời hạn chấp nhận và kiểm phiếu qua đường bưu điện. Chúng tôi sẽ đấu tranh để đảm bảo họ tuân thủ luật pháp. Tổng thống Trump muốn mọi cử tri đủ điều kiện đều có thể bỏ phiếu, bỏ phiếu một lần và được tính”.

Chiến dịch tranh cử của ông Joe Biden phản pháo lại, nói rằng “không có kịch bản nào” có thể tuyên bố ông Trump là người chiến thắng trong đêm bầu cử, viện dẫn con số kỷ lục cử tri bỏ phiếu sớm và cách các bang kiểm phiếu.

“Không có tiền lệ lịch sử nào cho thấy bất kỳ cuộc bầu cử nào của chúng ta hoàn tất kiểm phiếu vào đêm bầu cử. Các phiếu bầu từ những người ủng hộ ông Biden và cả ông Trump, bao gồm cả cử tri quân đội, có thể được tính sau đêm bầu cử” - người quản lý chiến dịch của ông Biden, Jen O’Malley Dillon, cho biết hôm 2.11.

“Ông Trump sẽ tuyên bố chiến thắng một cách vô căn cứ, nhưng chúng tôi không thực sự quan tâm đến những gì ông nói trong đêm bầu cử, vì những gì ông ấy nói có thể không liên quan gì đến thực tế. Chúng tôi sẽ không bị phân tâm” - Dillion nói thêm.

Trong khi đó, các luật sư của chiến dịch ông Biden đang được hướng tới để hỗ trợ các khu vực pháp lý bầu cử trong việc chuẩn bị và quản lý cuộc bỏ phiếu theo cái mà họ gọi là "điều kiện bất thường" trong năm nay, nhằm nâng cao nhận thức của cử tri về các lựa chọn bỏ phiếu trực tiếp và qua thư, để phản ứng tích cực với các hoạt động trấn áp cử tri, chống lại sự can thiệp của nước ngoài và thông tin sai lệch từ các nguồn nước ngoài hoặc trong nước.

Những luật sư này đang tập trung vào từng tiểu bang để bảo vệ quyền tiếp cận của cử tri đi bỏ phiếu và kiểm phiếu công bằng và chính xác.

Trong khi đó, chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Trump cũng đang chuẩn bị cho khả năng xảy ra một cuộc chiến pháp lý kéo dài, thành lập nhóm "Luật sư cho Trump", một liên minh để "bảo vệ tính toàn vẹn" của cuộc bỏ phiếu.

 

https://laodong.vn/the-gioi/ong-biden-gianh-tron-phieu-o-noi-dau-tien-cong-bo-ket-qua-bau-cu-my-851151.ldo

Theo NHÓM PV (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

(GLO)-"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức – đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp hôm 31/3.
Cựu tổng thống Trump bị truy tố

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

(GLO)-Theo CNN đưa tin ngày 30/3, ông Trump sẽ trở thành cựu Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị truy tố hình sự. Diễn biến này có thể tác động đáng kể đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Trump, trùng với thời điểm xét xử vụ án.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

(GLO)-Mới đây, đài RT dẫn lời ông Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất vào mùa hè năm nay, đánh dấu lần đầu tiên từ thập niên 1990 vũ khí này được triển khai ngoài lãnh thổ Nga. Vũ khí đưa đến Belarus nhưng sẽ do lực lượng Nga quản lý.
Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

(GLO)-CNN hôm 23/3 dẫn số liệu thống kê từ chính quyền Bắc Kinh cho hay, từ năm 2021 – 2022, dân số thành phố đã giảm từ 21,88 triệu người xuống 21,84 triệu người. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm trở lại đây, Bắc Kinh ghi nhận tình trạng dân số giảm.
Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

(GLO)-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, nhu cầu để Ukraine tái thiết và phục hồi đã tăng lên tới 411 tỷ USD, chỉ sau một năm Nga tấn công nước này. Khoản kinh phí khổng lồ nêu trên thể hiện tại cáo cáo được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc.
Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

(GLO)-Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21/3, người phát ngôn phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói: “Chúng ta đã thấy cách mà hai quốc gia này phát triển mối quan hệ gắn bó như thế nào trong nhiều năm qua”.
Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

(GLO)-Báo cáo được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) công bố hôm 20/ 3 ‐ chắt lọc từ 10.000 trang báo cáo của hơn 1.000 nhà khoa học - cho thấy thế giới có khả năng đã bỏ lỡ mục tiêu khí hậu là hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5⁰C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp.
Dịch tả lại hoành hành châu Phi

Dịch tả lại hoành hành châu Phi

(GLO)-Ngày 17/3, TTXVN tại châu Phi dẫn thông tin từ Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC) châu Phi cho biết trong đợt dịch tả đang bùng phát tại một số quốc gia thuộc châu lục này, giới chức y tế đã ghi nhận tổng cộng 53.660 ca mắc bệnh kể từ tháng 2 vừa qua đến nay, trong đó 1.282 ca tử vong.
ICC phát lệnh bắt tổng thống Nga

ICC phát lệnh bắt tổng thống Nga

(GLO)-Theo TASS, trong lệnh bắt ngày 17-3, Tòa hình sự quốc tế ( ICC) cho biết họ nghi ngờ ông Putin đã trục xuất bất hợp pháp trẻ em và đưa người bất hợp pháp từ lãnh thổ Ukraine sang Nga.