Ở lại với Côn Đảo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Khi tôi còn nhỏ, biết đến địa danh “Côn Đảo – Địa ngục trần gian”, ấy là nơi giam giữ, thủ tiêu những người yêu nước và những nhà cách mạng. Côn Đảo, một quần đảo đẹp giữa biển khơi tổ quốc nhưng hàng trăm năm bị thực dân đế quốc biến thành trại tù khủng khiếp nhất trần gian.

Bác Viên (phải) - cựu tù Côn Đảo đang xem lại các bức ảnh cùng đồng đội là cựu tù năm xưa. Ảnh: Trần Nguyên Anh
Bác Viên (phải) - cựu tù Côn Đảo đang xem lại các bức ảnh cùng đồng đội là cựu tù năm xưa. Ảnh: Trần Nguyên Anh
Tôi cứ ấn tượng mãi tác phẩm “Vượt Côn Đảo” của nhà văn Phùng Quán, kể về những người tù trở về từ “địa ngục”.
Rồi sau này ngày vào đại học, tìm tòi về văn học, tôi cũng rất thích bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” của Phan Chu Trinh. Bài thơ có những câu thơ đầy hào khí: “Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn/ Lừng lẫy làm cho lở núi non”. Ấy là một cách diễn tả ví von, thực ra chỉ là tả công việc cực khổ của người tù đào đá mà xây nên nhà giam cầm chính họ. Sự lạc quan cũng là sản phẩm của ý chí phi thường đã khiến con người ta chiến thắng những đọa đày để đi đến một ngày mai tự do, độc lập.
Tôi đã nhiều lần muốn ra thăm Côn Đảo, nhưng cứ lỡ hẹn. Lần này, tham gia truyền thông cho giải Tiền Phong marathon 2022 tôi mới lần đầu tiên có mặt ở nơi đã sản sinh ra nhiều tác phẩm văn học mà mình đã từng yêu thích.
Côn Đảo vẫn còn lưu giữ rất nhiều giá trị văn hóa, cả vật chất lẫn tinh thần.
Dân số của đảo hiện chỉ khoảng 11.000 người. Đôi khi, người ta thấy trên đường du khách đông hơn dân sống trên quần đảo.

Chị Thụy Nga là đoàn viên xung phong ra Côn Đảo những năm 1990, hiện là Phó chủ tịch UBND huyện Côn Đảo. Ảnh: Trần Nguyên Anh
Chị Thụy Nga là đoàn viên xung phong ra Côn Đảo những năm 1990, hiện là Phó chủ tịch UBND huyện Côn Đảo. Ảnh: Trần Nguyên Anh
Chị Nguyễn Thụy Nga, Phó Chủ tịch huyện Côn Đảo đón tiếp các nhà báo ra làm việc cho giải Tiền Phong marathon 2022. Câu chuyện rôm rả.
Chị Nga kể: “Bây giờ các anh thấy đảo là một thiên đường du lịch, cảnh quan được đánh giá là một trong những điểm đến đẹp nhất thế giới. Nhưng những ngày chúng tôi đặt chân ra đảo, hầu như ngoài nhà tù, đảo chẳng có gì cả”.
Chị Nga là người TPHCM. Những năm 1990, theo lời kêu gọi của Thành Đoàn TPHCM, chị viết đơn xung phong ra Côn Đảo. Chị nói: “Chúng tôi là người thành phố, vốn quen với cuộc sống tiện nghi, tới khi ra đảo thì thiếu thốn mọi thứ. Điện chạy bằng máy phát, chỉ sáng mỗi ban ngày thôi. Giá điện ban ngày và giá điện ban đêm khác nhau. Ban đêm, giá điện rất cao, ít người dám dùng”.
Những năm 1990 việc ra đảo bằng máy bay rất khó khăn, ngay cả các chuyến tàu, dù là tàu chở khách hay chở hàng cũng phải nương theo mùa, theo gió bão. Có khi mấy tháng liền không tàu nào cập được đảo.
Chị Nga nói với tôi: “Tính đến giờ phút này, thế hệ thanh niên xung phong ra Côn Đảo còn lại 4 người, trong đó có tôi. Chúng tôi yêu mảnh đất này và đã trở thành cư dân của đảo từ lâu rồi”. Con của chị Nga đậu đại học và vào TPHCM để học tập. Mỗi khi trời yên biển lặng, chị lại mong chờ đứa con trở về đảo Yến, đảo Trai.
Tình nguyện ra Côn Đảo còn có những cựu tù đã từng trải qua ngày tháng địa ngục thời chiến tranh. Họ gắn bó với quần đảo như một định mệnh.
Bác Viên vốn là tù nhân Côn Đảo, trải qua những trận đòn thừa sống thiếu chết dưới tay Mỹ, Ngụy.

Các di tích nhà tù Côn Đảo rất cuốn hút du khách trong và ngoài nước. Ảnh: Trần Nguyên Anh
Các di tích nhà tù Côn Đảo rất cuốn hút du khách trong và ngoài nước. Ảnh: Trần Nguyên Anh
Ngày 30/4, đảo được giải phóng. Bác nhớ lại: “Tôi đang ở trong xà lim, nghe anh em bên ngoài la to: Hoan hô! Hoan hô! Hoan hô giải phóng!”. Tôi chẳng biết chuyện gì xảy ra, ngỡ ngàng. Vì từ lúc bị giam ở Côn Đảo, tôi chỉ biết đến hai chữ “Đả đảo”! đả đảo thực dân, đả đảo đế quốc!
Rồi bác Viên bảo: “Anh em chúng tôi vùng lên giải phóng Côn Đảo sớm, nếu không, có lẽ cũng đã hy sinh hết rồi. Địch thất bại, cay cú, nên chúng cài rất nhiều chất nổ quanh nhà tù. Chỉ cần chúng kích nổ thì các nhà tù sẽ sập hết. Nhưng địch thua quá nhanh, chúng vội vàng tháo chạy ra biển. Chúng tôi chia nhau gỡ mìn mà giải phóng cho chính mình”.
Sau 30/4/1975, bác được vào đất liền, “vĩnh biệt” cảnh lao tù. Nhưng rồi đồng đội ở Côn Đảo gọi điện, bảo rằng: “Chúng tôi vẫn cần các anh. Đảo cần các nhân chứng là cựu tù, cần những người tâm huyết xây dựng Côn Đảo”. Thế là bác Viên khăn gói trở lại hòn đảo, làm hướng dẫn viên khu di tích nhà tù Côn Đảo cho tận đến ngày về hưu.
Vợ bác Viên nói rằng: “Chồng tôi yêu Côn Đảo lắm, một phần vì ông ấy nhớ các bạn tù đã hy sinh trong cuộc đấu tranh trong tù. Có hôm sáng sớm, thấy ông bật dậy, cầm nén nhang. Hỏi anh đi đâu đấy? Chồng tôi bảo: “Ra nghĩa trang thắp mấy nén nhang”.
Theo Nguyên Anh (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Anh hùng không đợi tuổi

Anh hùng không đợi tuổi

Những ngày đầu xuân năm mới, tôi gặp anh hùng LLVTND Ngô Tùng Chinh trong ngôi nhà vườn rợp bóng cây xanh của ông tại phường Long Phước (TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh). Ông đang sống một cuộc đời hiền hòa, giản dị bên cạnh không gian trưng bày hiện vật chiến tranh của riêng mình.

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt mấy mươi năm giữ lấy vốn liếng Mơ Nâm trên chốn chênh vênh này, lão nghệ nhân đã có thể yên tâm khi văn hóa của làng mình được mọi người biết đến, nhớ đến, và đổi thay cuộc sống nhờ những điều nho nhỏ.

Những người mẹ đặc biệt

Những người mẹ đặc biệt

Lặng lẽ tồn tại suốt gần 60 năm qua, cô nhi viện Phú Hòa (xã Tịnh Ấn Tây, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) được nhiều người gọi với cái tên “ngôi nhà đặc biệt”, bởi nơi đây có những phụ nữ hy sinh cả đời để trở thành mẹ của hàng trăm đứa trẻ mồ côi, khuyết tật, bị bỏ rơi...

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Cùng với mục tiêu đánh chiếm pháo đài Đồng Đăng, quân địch dồn lực lượng để bao vây, đánh chiếm cứ điểm hang Đền Mẫu án ngữ con đường dẫn đến thị trấn Đồng Đăng. Tại đây, quân và dân địa phương đã kiên cường bám trụ 3 ngày đêm chống lại quân xâm lược.

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Đối với cư dân sống ở thị trấn miền biên viễn Đồng Đăng, những ngày tháng đối đầu với quân xâm lược tháng 2/1979 giống như những thước phim quay chậm bi thương mà hào hùng. Họ đã sống, chiến đấu cùng bộ đội hiên ngang như thành đồng lũy thép ngay tuyến đầu Tổ quốc.

Cán bộ Công an phường Phù Đổng (TP. Pleiku) hướng dẫn nhân viên Khách sạn Khánh Linh đăng ký lưu trú qua phần mềm dịch vụ công trực tuyến. Ảnh: T.T

Đề án 06: Động lực xây dựng Gia Lai hiện đại, văn minh - Kỳ 1: Khi hệ thống chính trị cùng vào cuộc

(GLO)- Ngày 6-1-2022, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 06/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06).

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa nước bên bờ dòng Kinh Giang, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) gắn liền với lịch sử kháng chiến thống nhất đất nước. Hiện đây là nơi mưu sinh của người dân và là điểm du lịch hấp dẫn.

"Đã có thầy ở đây..."

"Đã có thầy ở đây..."

Có thầy ở đây, trái tim trẻ thơ được sưởi ấm giữa những giông gió cuộc đời. Có cô ở đây, trẻ thơ vững bước trên hành trình gom nhặt kiến thức. Có thầy, cô ở đây, các em không chỉ học cách viết những con chữ mà còn học cách sống, cách yêu thương, cách đứng dậy sau vấp ngã…