Ồ ạt đầu tư chung cư cao cấp: Nguy cơ lạm phát nhà ở, cần kiềm chế giá

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Dù Chính phủ có nhiều chính sách thúc đẩy phát triển nhà ở giá rẻ, tuy nhiên thực tế trên thị trường chênh lệch nguồn cung các phân khúc thể hiện khá rõ. Chủ đầu tư hầu như không mặn mà với dự án nhà giá rẻ, thay vào đó là đầu tư phân khúc chung cư trung và cao cấp.

Đầu tư nhà ở xã hội không hiệu quả, vẫn vướng mắc về thủ tục

Chia sẻ với PV Lao Động về tình trạng phát triển phân khúc nhà ở giá rẻ thời gian qua, ông Nguyễn Anh Quê - CEO G6 Group nói: "Giai đoạn 2013-2015, dự án nhà rẻ có rất nhiều với hai phân khúc: thương mại, nhà ở xã hội (NƠXH). Thời điểm đó, NƠXH có giá dưới 15 triệu/m2, nhà ở thương mại có giá khoảng 18-25 triệu/m2.

Giai đoạn 2015-2020, dự án nhà xã hội còn tương đối nhiều với mức giá 15-16,5/m2, nhà thương mại có giá khoảng 25-40 triệu/m2.

Trong khoảng hai năm gần đây, ở Hà Nội có một dự án nhà xã hội mới và một số dự án nhà xã hội còn bán quỹ hàng tồn. Đó là những dự án ở xa như dự án ở đường 32 hay là dự án ở Thạch Thất. Những dự án đó mở bán khoảng mấy chục lần mới hết nhà. Trong khi đó, dự án NƠXH trung tâm phải bốc thăm, tỉ lệ chọi rất cao như dự án NƠXH Tố Hữu, người dân phải xếp hàng từ 2 giờ sáng. Dự kiến tỷ lệ chọi rơi vào tầm 1/20 đến 1/30.

Nhu cầu về nhà ở xã hội vẫn rất cao. Ảnh minh hoạ: Phan Anh.

Nhu cầu về nhà ở xã hội vẫn rất cao. Ảnh minh hoạ: Phan Anh.

Theo báo cáo của UBND Thành phố Hà Nội và UBND TPHCM, hiện tại, số lượng NƠXH đang triển khai rơi vào khoảng trên 50 dự án. Những dự án bước đầu triển khai có khoảng 100 dự án. Quỹ dự án không ít với tổng lượng dự án đang triển khai và tiền khả thi có khoảng hơn 200 dự án.

Tuy nhiên về vấn đề vốn, các chủ đầu tư đang phải trả lại vốn theo lãi suất thương mại (13-15%), lợi nhuận định biên đang có 10%. Nên chủ đầu tư đang cảm thấy đầu tư không hiệu quả, thậm chí lỗ, mặc dù nhu cầu người dân với nhà ở giá rẻ là rất lớn" - ông Quê nói.

Cũng theo ông Quê, vướng nhất với NƠXH hiện tại là về thủ tục: "Thủ tục đầu tư trong ba năm vừa rồi rất khó khăn. Nhiều dự án nhà ở xã hội ở Hà Nội đến 10 năm chưa triển khai xong như NƠXH Tố Hữu, dự án Him Lam Thượng Thanh"…

Cần kiềm chế giá nhà ở thương mại

CEO G6 Group cho rằng, cần kiềm chế giá nhà ở thương mại: "Các dự án nhà ở thương mại có giá hơn 30 triệu/m2, trong nội thành khoảng hơn 40 triệu/m2, vượt quá mức thu nhập. Chúng ta cần kiềm chế giá nhà ở thương mại. Chi phí cốt của các dự án nhà thương mại khoảng 20 triệu/m2. Dự án nhà thương mại cao cấp thì chi phí cốt khoảng trên 25 triệu/m2.

Chi phí cốt của NƠXH khoảng hơn 12 triệu/m2. Chúng ta cần giữ giá NƠXH khoảng 20 triệu/m2, nếu không giữ thì trên đà tăng này sẽ vượt mốc trên 20 triệu/m2.

Dự án FLC Garden City. Ảnh minh họa: Phan Anh

Dự án FLC Garden City. Ảnh minh họa: Phan Anh

Đối với nhà thương mại phân khúc trung cấp giữ giá khoảng 25-30 triệu/m2, còn phân khúc cao cấp thì để các chủ tư định giá. Nhưng cần có biện pháp kiềm chế vì trước khi các dự án này tăng cao thì những dự án cung cấp cũng sẽ bám theo giá đấy để bán".

Ông Nguyễn Anh Quê cho rằng khi chủ đầu tư chỉ tập trung vào phân khúc cao cấp, "chúng ta sẽ bị lạm phát về nhà ở. Từ đó khó đáp ứng được nhu cầu nhà ở của người dân, vì thu nhập và giá nhà ở khác nhau".

Có thể bạn quan tâm

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Khảo sát của Viện nghiên cứu Kinh tế - Tài chính - Bất động sản Dat Xanh Services (DXS-FERI) cho thấy, tỷ lệ khách hàng mua để ở giảm từ 59,5% của năm 2023 xuống 44,9% trong năm 2024. Đáng chú ý, đã xuất hiện 10% khách hàng đầu tư lướt sóng trong năm 2024, so với chỉ 1,5% trong năm 2023.

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Khép lại một năm với sự phục hồi tích cực nhờ các bước tiến lớn trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý, nhiều nhận định cho rằng năm 2024 là một năm bản lề, là nền tảng tạo động lực cho thị trường bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.