Nuôi ruồi làm thức ăn cho cá bống tượng, cá khỏe, lớn nhanh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hơn 40 năm chăn nuôi thủy sản, sinh vật mới với nhiều chủng loại khác nhau, nhưng từ đầu năm 2019 đến nay, lão nông Ngô Hữu Phước (64 tuổi, ngụ ấp Đông Hậu, xã Ngãi Tứ, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) đột ngột mở trang trại sản xuất trứng ruồi đen, ruồi thương phẩm đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế bất ngờ và đầy lạc quan.
Ông Phước cho biết: “Đây là loại sinh vật đặc biệt dễ nuôi, ít bị dịch bệnh, tốc độ sinh sản và tăng trưởng rất cao. Đặc biệt chi phí nuôi rất ít tốn kém, giá bán rất ổn định; chất đạm trong chúng cao hơn rất nhiều so với các loại côn trùng khác lại không có mùi hôi nên đảm bảo về môi trường”.
 
Một góc trang trại nuôi ruồi của ông Phước.
Theo lời ông Phước, loại ruồi đen ông nuôi có tên khoa học là Hermetia Illucens, không gây hại và dịch bệnh như các loại ruồi thông thường khác.
Từ 2kg trứng ruồi giống ban đầu ông mua với giá 350.000 đ/kg đến nay ông đã tạo được nguồn trứng ruồi rất ổn định và phát triển rất tốt. Hiện sau 2- 3 ngày là ông có được một lứa ruồi con từ 30- 50kg, mỗi ký có 70- 80 trứng có màu sắc trắng sáng, đẹp mắt.
Hiện tại dù giá bán trứng ruồi, ấu trùng rất cao, xấp xỉ 15 triệu đồng mỗi ký nhưng ông Phước không bán. Ông để nuôi lớn làm thức ăn cho trên 150.000 con cá bống tượng đang được thả nuôi trên 50ha mặt nước. Giá ruồi thương phẩm sau khi sinh cũng được ông bán với giá từ 25.000- 30.000 đ/kg.
Theo tính toán của ông Phước, cứ 1kg trứng ruồi sẽ phát triển thành 4 tấn ruồi thành phẩm. Đây chính là con số đã được kiểm chứng và khá hấp dẫn với người chăn nuôi.
 
 Ông Ngô Hữu Phước bên trang trại nuôi ruồi đen.
Ông Phước chia sẻ kinh nghiệm khi phát triển đàn ruồi của mình: toàn bộ khu vực chúng đẻ đều phải bao lưới kín để chúng không thoát ra ngoài và không bị những côn trùng khác xâm nhập. Nhiệt độ trong chuồng phải đạt từ 25- 27 độ C.
Thức ăn chính là xác đậu nành được ông mua từ các cơ sở chế biến gần đó với giá từ 500- 600 đ/kg. Đặc biệt hơn cả là ruồi con rất thích ăn chuối chín vì có mùi ngọt, vì vậy mỗi ngày ông phải cho chúng ăn từ 20- 30kg chuối chín.
Giai đoạn nuôi ban đầu là mua trứng về ấp thành nhộng, sau 20- 25 ngày, chúng có màu đen, tự lột vỏ và biến thành ruồi thương phẩm.
Giai đoạn 2 là chúng sẽ đẻ trứng ruồi và tiếp tục lớn để thành nhộng rồi thành ruồi. Đặc điểm rất khác thường là sau khi trưởng thành hoàn chỉnh, chúng chỉ sống được từ 7- 9 ngày rồi tự chết. Như vậy tổng số ngày ruồi sống chỉ từ 40- 45 ngày.
Vì vậy người nuôi phải tranh thủ cho chúng đẻ trong thời gian ngắn ngủi này, từ đó người nuôi cần có biện pháp chăm sóc rất đặc biệt để thu hoạch ấu trùng từ ruồi.
Theo nhiều tài liệu và kinh nghiệm của những người từng nuôi loại côn trùng độc lạ này thì: ruồi thương phẩm, trứng ruồi, ruồi con rất được các loại thủy sản, gia súc, gia cầm ưa chuộng như: cá hô, sặt rằn, chạch lấu, cá bống tượng, chim, yến, và nhiều loại thú quý khác dù giá hiện khá cao.
Đặc biệt nhất là chúng có khả năng xứ lý rất tốt rác thải, biến chúng thành nguồn phân hữu cơ vi sinh rất tốt cho các loại cây trồng.
Sản phẩm ấu trùng của ruồi lính đen giàu chất dinh dưỡng với 42% protein; 34% chất béo. Riêng chất béo trong trứng có chứa nhiều axit lauric, loại axit này có công dụng tiêu diệt các loại vi rút gây bệnh sởi hay vi khuẩn Clostridium.
Lão nông Ngô Hữu Phước đúc kết mô hình của mình: “Trước đây, tôi chuyên nuôi trùn quế làm thức ăn cho trại giống cá bống tượng của mình cùng các loại thức ăn khác.
Từ khi sản xuất thành công trứng ruồi, ruồi thành phẩm làm thức ăn thay cho trùn quế chi phí đầu tư giảm trên 50%, ngược lại cá nuôi tăng trưởng rất nhanh so với trước. Với tình hình này, tôi sẽ mở rộng trang trại nuôi ruồi vừa làm thức ăn cho trang trại của mình vừa bán cho người nuôi trồng để tăng thêm thu nhập”.
Dân Việt (Theo Phan Thị Anh Thư /Báo Vĩnh Long)

Có thể bạn quan tâm

Hợp tác xã Sản xuất điều Ia Grai thường xuyên tập huấn kỹ thuật sản xuất cho các thành viên và người dân. Ảnh: N.H

“Điểm tựa” của người trồng điều

(GLO)- Với việc tích cực phối hợp tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ phân bón, cây giống và bao tiêu sản phẩm, Hợp tác xã (HTX) Sản xuất điều Ia Grai (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) đã trở thành “điểm tựa” của bà con nông dân trên địa bàn.

Điểm sáng xuất khẩu nông sản

Điểm sáng xuất khẩu nông sản

Xuất khẩu nông sản năm qua là một trong những mảng sáng của bức tranh kinh tế đất nước, góp phần khẳng định vị thế Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu nông lâm thủy sản hàng đầu thế giới.

Hộ ông Rmah Tuân (làng Plei Thơh Ga B, xã Chư Don) mượn giống lúa Đài Thơm 8 để đưa vào sản xuất trong vụ mùa 2024. Ảnh: N.D

Chư Pưh hỗ trợ nông dân gieo trồng giống lúa mới

(GLO)- Vụ mùa 2024, Hội Nông dân huyện Chư Pưh đã triển khai mô hình “Chuyển đổi giống lúa mới”. Theo đó, Hội kết nối với doanh nghiệp cho người dân mượn giống lúa để sản xuất, sau khi thu hoạch thì trả lại. Đây là cách làm mới trong phát triển cây lúa nước của địa phương.

Nguy cơ thiếu nước tưới cho cây trồng

Nguy cơ thiếu nước tưới cho cây trồng

(GLO)- Hiện nay, mực nước các sông suối, hồ đập trên địa bàn huyện Chư Sê đang thấp hơn trung bình nhiều năm, nhất là mực nước hồ thủy lợi Ia Ring sau sự cố sụt lún thân đập ở mức khá thấp. Dù huyện đã triển khai nhiều giải pháp chống hạn nhưng nguy cơ thiếu nước tưới vẫn đang hiện hữu.

Nông dân ước vọng mùa màng bội thu

Nông dân ước vọng mùa màng bội thu

(GLO)- Sau những ngày nghỉ Tết, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã trở lại guồng quay của công việc, bắt tay vào sản xuất kinh doanh. Ai nấy đều gửi gắm ước vọng vào một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, việc kinh doanh thuận lợi để cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Người trồng dưa hấu thiệt hại kép

Người trồng dưa hấu thiệt hại kép

(GLO)- Năm nay, nhiều nông dân ở khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai chịu thiệt hại kép khi dưa hấu vừa mất mùa, vừa rớt giá. Nhiều hộ rơi vào cảnh trắng tay, thậm chí phải gánh thêm khoản nợ lớn sau nhiều tháng dãi nắng dầm mưa.

Lãnh đạo UBND tỉnh Gia Lai làm việc với lãnh đạo Công ty về việc hợp tác phát triển ngành nông nghiệp bền vững, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân trên địa bàn. Ảnh: H.T

Giống chanh dây Nafoods đạt thương hiệu quốc gia

(GLO)- Sau gần 30 năm đi vào hoạt động, Nafoods Group đã khẳng định uy tín, là một trong những doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam xây dựng chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững. Mới đây, Nafoods Group được vinh danh thương hiệu quốc gia năm 2024 với dòng sản phẩm cây giống chanh dây chất lượng cao.

Công ty cổ phần Thành Thành Công-Biên Hòa tặng 2 triệu cây xanh cho tỉnh Gia Lai. Ảnh: M.T

Sắc xuân trên vùng nguyên liệu mía Đông Nam Gia Lai

(GLO)- Những ngày cuối năm Giáp Thìn 2024, vùng nguyên liệu mía của Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai (AgriS Gia Lai) rộn vang tiếng cười của người dân và nhân công thu hoạch khi giá mía tiếp tục duy trì ở mức cao giúp nông dân có lợi nhuận khá.