Nữ giáo viên trẻ “lắm chiêu” và bí quyết khiến học trò "mê" môn Lịch sử

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Là một giáo viên trẻ nhưng cô Phạm Tường Vân đã giành giải Nhất tại Hội thi Giáo viên dạy giỏi thành phố cấp trung học cơ sở năm học 2023-2024 do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức.
Cô Tường Vân quan sát để kịp thời hỗ trợ các nhóm học sinh trong giờ dạy. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Cô Tường Vân quan sát để kịp thời hỗ trợ các nhóm học sinh trong giờ dạy. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Học lịch sử qua bài hát, thơ, làm đồ hand made, Google map, thuyết trình, tranh biện, thậm chí học cả têm trầu cánh phượng, ướp xác… quả cam, kể chuyện bên lề chính sử…

Cách dạy hoàn toàn khác biệt với sự linh hoạt, sáng tạo, liên tục biến đổi của cô Phạm Tường Vân, giáo viên Trường Trung học cơ sở Hoàng Mai, Hà Nội đã khiến lịch sử không còn là môn học khô khan mà trở nên sinh động, đầy hấp dẫn với học sinh.

“Giờ Sử của cô Vân rất thú vị, em có thể học liên tiếp 8 tiết cũng được,” một học sinh của trường hào hứng chia sẻ.

Vừa qua, cô Tường Vân đã giành giải Nhất hội thi Giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2023-2024 do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức.

Khi giờ sử liên tục “biến hình"

Chia sẻ bí quyết đến biến một môn học vốn bị định kiến là nhàm chán, đơn điệu, khô khan, khó nhớ trở thành môn học được học sinh yêu thích, chờ đợi, cô Vân cho biết điều quan trọng là phải linh hoạt trong cách dạy để tạo hứng thú cho học sinh tập trung vào bài giảng.

Bí quyết đầu tiên là luôn luôn mở rộng kiến thức cho học sinh bằng những câu chuyện lịch sử liên quan đến sự kiện, nhân vật trong bài học, từ đó phân tích cho học sinh hiểu bản chất vấn đề. Những câu chuyện lịch sử luôn thu hút học sinh và vì thế giúp các em hiểu bài sâu hơn, nhớ lâu hơn.

Chẳng hạn, học về văn hoá Âu Lạc, cô so sánh văn hoá Việt Nam và Trung Quốc để học sinh hiểu được những nét khác biệt, đơn giản như cùng là lúa nếp nhưng cách chế biến của người Việt khác người Trung Quốc như thế nào, trong khi người Việt có xu hướng ăn thanh đạm thì người Trung Quốc có xu hướng sử dụng nhiều dầu mỡ. Từ đó, học sinh hiểu vì sao sau 1.000 năm Bắc thuộc Việt Nam cũng không bị đồng hoá và các em thêm tự hào về văn hoá dân tộc.

Thứ hai là luôn luôn linh hoạt trong các bài giảng với rất nhiều “chiêu,” liên tục biến đổi. Học về văn hoá Âu Lạc, cô cho học sinh trang trí vòng tay bằng giấy dựa trên hoạ tiết trống đồng Đông Sơn - những hoạ tiết vốn khắc hoạ hình ảnh sinh hoạt của người dân giai đoạn này. Học về văn hoá truyền thống với tục ăn trầu của người Việt, cô hát cho học sinh nghe một đoạn trong bài dân ca quan họ “Khách đến chơi nhà.” Thậm chí, cô mang luôn trầu, cau đến lớp hướng dẫn học sinh cách têm trầu cánh phượng.

Học về Ai Cập cổ đại, cô cho học sinh trải nghiệm ướp xác… quả cam với cách làm đơn giản: Khoét hết ruột quả cam ra sau đó đổ đầy muối tinh và baking soda, quấn chặt bằng băng gạc và hút chân không. Hỗn hợp muối cùng băng gạc sẽ hút hết nước khiến vỏ quả cam khô lại nhưng không bị đen mà vẫn giữ màu hơi cam.

Để thay đổi không khí, cô đưa học sinh đến Hoàng thành Thăng Long, vừa tham quan giải trí, vừa giới thiệu văn hoá thời Lý - Trần bằng những hiện vật thực tế, trực quan.

Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội trao giải Nhất hội thi Giáo viên dạy giỏi thành phố cấp trung học cơ sở năm học 2023-2024 cho cô Phạm Tường Vân. (Ảnh: NVCC)

Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội trao giải Nhất hội thi Giáo viên dạy giỏi thành phố cấp trung học cơ sở năm học 2023-2024 cho cô Phạm Tường Vân. (Ảnh: NVCC)

Với những địa danh xa, cô tận dụng các lợi thế của Internet. Với Google map, cô giúp học sinh có cái nhìn trực quan hơn về địa thế Hoa Lư (Ninh Bình) và Đại La (Hà Nội) để hiểu vì sao Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư về Đại La. Với google map 3d và 360 độ, cô đưa học sinh “du ngoạn” khắp năm 5 châu để vừa được quan sát tổng thể, vừa quan sát được từ nhiều góc của các công trình kiến trúc nổi tiếng thế giới như Đấu trường La Mã, Kim Tự Tháp…

Để tiết học đỡ căng thẳng, nhàm chán, cô đổi vai, chia học sinh thành các nhóm, giao nhiệm vụ chuẩn bị bài và lên thuyết trình. Giáo viên và các học sinh khác trong lớp sẽ đặt ra câu hỏi. Giờ học Lịch sử của cô Vân cũng là nơi học sinh được đưa ra các quan điểm khác nhau, được cùng tranh luận về các vấn đề lịch sử để có cái nhìn đa chiều và khách quan hơn.

Nghề chọn người

Có mẹ là giáo viên nên cô Vân cho biết ngay từ nhỏ mình đã… sợ làm giáo viên vì thấy mẹ quá nhiều vất vả và áp lực. Nhưng khi quan sát con gái giảng bài cho bạn học cùng, người mẹ với con mắt “trong nghề” đã nhìn ra tố chất sư phạm của Vân và khuyên cô nên theo nghề giáo.

Đến với sư phạm như một cơ duyên, là giáo viên môn Lịch sử lại là một cơ duyên khác khi Vân vốn là học sinh theo ban A. Trong lần thi thử đại học của trường, Vân thi thêm khối C, là học sinh ban A duy nhất của trường thi khối này, nhưng kết quả đầy bất ngờ khi điểm khối C lại cao hơn khối A. Khi đó, Vân mới thực sự chuyển hướng.

“Ban đầu, tôi không hẳn thích Lịch sử, nhưng càng học lại càng bị cuốn. Lịch sử không chỉ có những sự kiện khô khan mà còn có nhiều câu chuyện thú vị và có tính logic cao chứ không chỉ là học thuộc. Tôi bắt đầu say sưa với việc tìm hiểu kiến thức sâu hơn để tìm ra các mối liên kết, lý giải tại sao có sự kiện này và nó tác động đến các sự kiện sau đó như thế nào,” cô Vân chia sẻ.

Giờ học môn Lịch sử của cô Vân và các học trò. (Ảnh: NVCC)

Giờ học môn Lịch sử của cô Vân và các học trò. (Ảnh: NVCC)

Niềm đam mê ấy càng mạnh mẽ hơn khi cô được đứng trên bục giảng, chia sẻ những kiến thức, hiểu biết của mình với học trò, nhận được những tiếng à, ồ hưởng ứng đầy thích thú của các em trong mỗi giờ dạy.

Theo cô Chu Thị Xuân Hường, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Hoàng Mai, mỗi giờ dạy của cô Vân đều được chuẩn bị kỹ lưỡng với sự sáng tạo không ngừng.

Và bằng sự sáng tạo không ngừng đó của tuổi trẻ, bằng trái tim nhiệt huyết với nghề của người giáo viên, những giờ dạy đầy thú vị của cô Tường Vân không chỉ xua tan nỗi sợ môn Lịch sử của học trò Trường Trung học cơ sở Hoàng Mai mà còn khiến các em trở nên “mê” sử.

Có ba năm học môn Lịch sử với cô Tường Vân, từ lớp 7 đến lớp 9, em Đặng Diễm Hằng, lớp 9A1 ấn tượng với những giờ sử luôn vượt ra ngoài kiến thức sách giáo khoa đơn thuần. “Cô Vân có rất nhiều cách để không khí lớp học trở nên sôi động hơn. Thông qua cách dạy sáng tạo của cô, em không còn thấy môn sử khô khan và ghi nhớ kiến thức một cách tự nhiên. Từ lúc học cô em mới thích môn Lịch sử, thậm chí có ý định thi thi chuyên sử vì quá yêu môn học này,” Diễm Hằng chia sẻ.

Còn với Trần Hà Linh, học sinh lớp 8A4, những câu chuyện ngoài sách giáo khoa được cô Vân kể hay những giờ học làm việc nhóm luôn là những tiết học thú vị khiến học sinh không thể không tập trung.

Cô Phạm Tường Vân (thứ ba từ phải sang) nhận bằng Thạc sỹ lịch sử vào tháng Ba. (Ảnh: CTV/Vietnam+)

Cô Phạm Tường Vân (thứ ba từ phải sang) nhận bằng Thạc sỹ lịch sử vào tháng Ba. (Ảnh: CTV/Vietnam+)

Theo em Nguyễn Chi Mai, học sinh lớp 8A3, điều quan trọng đọng lại sau mỗi giờ dạy của cô Tường Vân không chỉ là kiến thức mà cô đã giúp em và các bạn có tư duy lịch sử khi được tranh luận, được nói lên tiếng nói cá nhân, được mở rộng kiến thức và học hỏi từ chính cô về việc không ngừng tiếp nhận kiến thức từ nhiều góc độ để có thể hiểu sâu hơn, ghi nhớ tốt hơn mà không cần phải mất nhiều thời gian học thuộc.

Có thể bạn quan tâm

Chỗ trọ 0 đồng nâng bước học sinh nghèo

Chỗ trọ 0 đồng nâng bước học sinh nghèo

(GLO)- Để giúp học sinh có hoàn cảnh khó khăn, nhà ở xa trường có chỗ ở miễn phí, Đoàn Trường THPT Ya Ly (huyện Chư Pah) đã triển khai thực hiện dự án "Chỗ trọ 0 đồng" nhằm giúp học sinh nghèo của trường có nơi ở và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
Đồng thuận khi sáp nhập trường

Đồng thuận khi sáp nhập trường

Vụ việc phụ huynh phản đối sáp nhập trường xảy ra những ngày qua ở TT.Triệu Sơn (H.Triệu Sơn, Thanh Hóa) cho thấy còn nhiều điều phải rút kinh nghiệm khi sắp tới còn nhiều nơi sáp nhập trường do sáp nhập đơn vị hành chính.
Xây dựng Luật Học tập suốt đời: Xu thế tất yếu

Xây dựng Luật Học tập suốt đời: Xu thế tất yếu

(GLO)- Học tập suốt đời (HTSĐ) từ lâu được thế giới đặc biệt quan tâm bởi đó nhu cầu tất yếu của con người và xã hội. Tại Việt Nam, chủ trương xây dựng xã hội học tập bắt đầu có từ năm 2001 tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng.

Tiếp cận kiến thức từ lớp tin học miễn phí

Tiếp cận kiến thức từ lớp tin học miễn phí

(GLO)- Lớp tin học văn phòng miễn phí do Trung tâm học tập cộng đồng phường Chi Lăng (TP. Pleiku) phối hợp với Trường THPT Chi Lăng triển khai đã giúp cho các học viên có thêm kỹ năng về tin học để tiếp cận các tiện ích từ môi trường mạng nhằm phục vụ cho cuộc sống.
Tháo “ngòi nổ” bạo lực học đường

Tháo “ngòi nổ” bạo lực học đường

(GLO)- Đến nay, nhiều người vẫn chưa hết bàng hoàng trước vụ việc nữ sinh lớp 11 tên là P.N.N.H. (Trường THPT Nguyễn Trãi, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) bị nữ sinh lớp 12 là T.T.M.T. (Trường THCS và THPT Y Đôn, huyện Đak Pơ) đâm tử vong vào tối 6-3.
Kể chuyện bằng... bóng

Kể chuyện bằng... bóng

(GLO)- Trên tấm màn sân khấu, bóng của các vũ công khi uyển chuyển đơn lẻ, lúc lại lồng ghép biến hóa thành nhiều chủ thể khác nhau. Với sự kết hợp cùng âm thanh, ánh sáng một cách sinh động, những câu chuyện giàu cảm xúc cứ thế được kể lại một cách chân thực và chạm đến trái tim khán giả.