Nông dân - nông nghiệp thông minh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chúng ta đang kỳ vọng sẽ có một nền nông nghiệp thông minh. Nhưng, để có điều đó, thì điều kiện tiên quyết là phải có nông dân thông minh.

Nông dân, có thể thông minh bẩm sinh, nhưng muốn có một lực lượng nông dân thông minh phủ sóng ở diện rộng thì nông dân phải có học, phải có tri thức, và từ đó, khi trực tiếp làm nông nghiệp, mới có được đội ngũ những nông dân thông minh.

Điều khó khăn nhất hiện nay với chúng ta là lực lượng những người trẻ có học không nhiều người về nông thôn, không nhiều người trẻ chuyên tâm về sản xuất nông nghiệp. Ở những làng quê chúng ta hiện nay, người trẻ ngày càng vắng, bởi sau phổ thông chọn trường, chọn ngành, chọn nghề, họ rất ít chọn ngành nghề nông nghiệp.

Bây giờ, chỉ còn chờ đợi những người trẻ, khi có học, dù học bất cứ ngành nghề nào, nhưng sau khi học, họ lại thích thú với nghề nông, và chọn nghề nông cho hướng phát triển của cả sự nghiệp và cuộc đời mình, thì đó mới thực sự là đội ngũ sẽ làm nòng cốt cho nông nghiệp thông minh. Trước hết, vì lực lượng ấy có học. Thứ hai, họ có nguyện vọng, có khát khao làm nông nghiệp. Dĩ nhiên, với họ bây giờ nông nghiệp không còn là chuyện "con trâu đi trước cái cày đi sau", mà là nông nghiệp tự động hóa, nông nghiệp sử dụng điện thoại thông minh, nông nghiệp biết tôn vinh chữ Sạch lên đầu bảng chất lượng, nông nghiệp biết sản xuất vì người tiêu dùng thông minh, biết nông sản đi con đường nào để đến với người tiêu dùng nội địa và thế giới.

Chính lực lượng người làm nông nghiệp biết sử dụng công nghệ cao, biết tính toán đầu ra cho nông sản, biết nông sản mình sản xuất phải thế nào mới thực sự được người tiêu dùng chọn lựa, biết phải làm sao để nông sản của mình vượt qua được những cửa kiểm soát ngặt nghèo của những quốc gia phát triển, tới với người tiêu dùng thực sự thông minh.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan đã bày tỏ niềm mơ ước của mình về tương lai của nền nông nghiệp Việt Nam qua những câu nói ngắn gọn: "Tôi chỉ ước mơ một ngày nào đó, tri thức được phủ hết trên những cánh đồng, chuồng trại, ao bè, tri thức đi vào người nông dân. Những khái niệm học thuật như nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp chính xác, nông nghiệp hữu cơ... trở thành những giáo trình nhẹ nhàng nhất để người nông dân có thể dễ hiểu, chấp nhận và dễ hành động nhất. Như vậy, những sáng kiến, đổi mới sẽ không còn manh nha mà phát triển thành chuỗi, đồng bộ, mang lại bộ mặt mới cho nền nông nghiệp Việt Nam".

Muốn có một nền nông nghiệp phổ cập tri thức như vậy, thì chính Bộ NN-PTNT phải trở thành "Bộ Tổng tham mưu" của nền nông nghiệp tri thức, phải đưa được tri thức nông nghiệp ở dạng giản dị dễ hiểu nhất, dễ thực hiện nhất tới với đông đảo nhất nông dân Việt Nam.

Và tại mỗi làng quê Việt Nam, phải có những người trẻ có học, có khả năng tiếp cận công nghệ cao nông nghiệp làm "đầu tàu" cho tri thức nông nghiệp được phủ sóng và trở nên những tri thức cập nhật với người nông dân, với ruộng đồng, trang trại Việt Nam. Đó là mong ước lớn, rất lớn, và đòi hỏi phải có những bước đi cụ thể, những bài học dễ tiếp thu với người nông dân, như điện thoại thông minh bây giờ đã phủ sóng ở nông thôn Việt Nam.

Hãy bắt đầu từ cái điện thoại thông minh ấy, nền nông nghiệp Việt Nam sẽ tìm được cách tốt nhất, hiệu quả nhất để trở thành một nền nông nghiệp tri thức. Với đội ngũ nông dân tay cầm điện thoại thông minh vào mạng đi thăm đồng, đi vào những trang trại sản xuất…

Có thể bạn quan tâm

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc các trường tiểu học, THCS triển khai dạy học 2 buổi mỗi ngày không thu phí từ năm học 2025 - 2026 thực sự là thông tin mang lại 'niềm vui nhân đôi' với phụ huynh cả nước.

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Du lịch đã trở thành điểm sáng vượt trội trong bức tranh kinh tế TPHCM tháng 4 khi chỉ trong 15 ngày (từ ngày 2-4 đến 4-5) đã phục vụ gần 2,7 triệu lượt khách, doanh thu ước đạt 15.700 tỷ đồng, cao gấp đôi doanh thu dịp Tết Ất Tỵ.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...