NÓI THẲNG: Trị thẳng tay kẻ "rước họa vào nhà"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Có những kẻ tán tận lương tâm, hám lợi cá nhân, sẵn sàng rước mầm dịch Covid-19 vào Việt Nam bằng việc móc nối, tổ chức đường dây đưa người nước ngoài nhập cảnh trái phép Việt Nam.

Khi đại dịch covid-19 đang hoành hành khắp toàn cầu thì Việt Nam đã chế ngự được nó, nới lỏng các biện pháp phòng dịch, đưa đất nước trở lại với trạng thái "bình thường mới".

 Có được thành quả đó, chúng ta đã phải đánh đổi và trả giá rất nhiều thông qua việc thực hiện nghiêm ngặt các yêu cầu về phòng dịch.

 Thế nhưng, có những kẻ tán tận lương tâm, hám lợi cá nhân sẵn sàng "rước họa vào nhà" bằng việc móc nối, tổ chức đường dây đưa người nước ngoài nhập cảnh trái phép vào Việt Nam.

Khi hàng chục người Trung Quốc bị phát hiện lưu trú bất hợp pháp tại TP Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam đã khiến dư luận cả nước rùng mình, thảng thốt!  Bởi đến giờ này, Chính phủ chưa thật sự mở cửa biên giới mà chỉ tạo điều kiện rất hạn chế, cho phép số ít chuyên gia nước ngoài đến Việt Nam làm việc, nhưng phải thực hiện các yêu cầu bắt buộc về cách ly, xét nghiệm, ngăn chặn mầm bệnh ngay từ đầu! Trong bối cảnh đó, vì sao có những cá nhân vẫn bất chấp, liều lĩnh tổ chức đường dây cho người nước ngoài nhập cảnh trái phép vào Việt Nam một cách trót lọt?

Chỉ có thể khẳng định, đó là sự tán tận lương tâm, ích kỷ cá nhân, hám chút lợi lộc riêng nên họ sẵn sàng câu kết với những đối tượng xấu nước ngoài "thổi luồng gió độc" vào nhà, mang rủi ro và mầm họa dịch bệnh đến với cộng đồng.

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người cho rằng: nên xem xét hành vi trên là tội "phản quốc". Tất nhiên, để định danh tội trạng, xử lý các đối tượng vi phạm ở mức độ nào thì còn phải chờ điều tra, xét xử một cách toàn diện, phải cân nhắc tất cả những khía cạnh pháp luật...

Thế nhưng, chúng ta có thể hiểu phần nào sự tức giận, bất bình của người dân xuất phát từ lo ngại, rồi đây đất nước ta lại có thể phải gồng mình, vất vả chống chọi với dịch bệnh. Vì hành vi phạm pháp như trên có thể hủy hoại công sức, nỗ lực của toàn xã hội trong suốt nhiều tháng qua - những thời điểm mà chúng ta gặp muôn vàn khó khăn, phải đánh đổi rất nhiều nguồn lực xã hội để đổi lấy một môi trường an toàn cho cộng đồng.    

Thành ra, với những kẻ ích kỷ, chọn cách "đạp lên xã hội" mà sống, lại vừa thiếu ý thức, tham lam, " độc thiện kỳ thân" thì dứt khoát không cần phải khoan dung, độ lượng gì cả mà phải trừng trị thẳng tay để răn đe trước nhân dân.

Cũng cần phải nghiêm túc xem xét trách nhiệm của các cơ quan quản lý địa phương tại Đà Nẵng, Quảng Nam, kể cả lực lượng chức năng thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công An, bởi nói như Trung tướng Nguyễn Văn Sơn, thứ trưởng Bộ Công An trong cuộc họp trực tuyến mới đây là: "Việc kiểm soát đang còn lỏng lẻo. Cái này liên quan đến nhiều bộ ngành trong đó có Công an, Quốc phòng". 

Với thực tế để hàng chục người nước ngoài xâm nhập bất hợp pháp vào nước ta, ăn ở sinh hoạt "như nhà vắng chủ" đã cho thấy lỗ hổng quản lý về di trú, đi lại của chúng ta còn quá lớn!

 Chắc chắn trong vụ việc này, đâu đó các cơ quan chức năng còn tỏ ra rất thiếu trách nhiệm. Thậm chí dư luận có quyền nghi vấn: liệu có ai đó trong lực lượng chức năng đã tiếp tay cho kẻ xấu hành động? Thành ra, không phải ngẫu nhiên mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đặt vấn đề: "Phải xem xét đường dây đưa người trái pháp luật như thế nào? Họ đi bằng đường dây nào, trách nhiệm thuộc về ai?".

Đây là vấn đề thật sự nghiêm trọng, nó liên quan đến an ninh quốc gia, an toàn của nhân dân và cộng đồng. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần sớm đưa ra pháp luật, trừng trị thẳng tay những kẻ phá hoại, chỉ vì "lấy một khúc gỗ" nhưng sẵn sàng "đốt cả khu rừng".

Xử lý ngay, không thể chậm trễ!

Theo Hoàng Sinh (NLĐO/ảnh: Tấn Nguyên)

Có thể bạn quan tâm

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.

Giảm lãi vay chưa đủ

Giảm lãi vay chưa đủ

Việc TP.HCM giảm lãi vay mua nhà cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc sở ban ngành, quận huyện, đơn vị sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách TP xuống còn 3,2%/năm đang được nhiều người quan tâm.

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đó là mong muốn của hàng triệu người làm công ăn lương khi Bộ Tài chính chính thức lấy ý kiến góp ý rộng rãi về việc sửa đổi những bất cập của luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành.

Cách để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Cần bảo vệ các thầy cô để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo, nhưng làm thế nào để đảm bảo cơ chế giám sát của xã hội, cơ chế bảo vệ tự thân của chính nhà giáo cả về năng lực chuyên môn cũng như đạo đức của nghề đặc biệt này ?

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Mới đây, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ GTVT đã trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (ĐSTĐC) với đề xuất “19 chính sách đặc thù, đặc biệt và giải pháp áp dụng cho dự án”.