Nỗi lo từ bão số 5

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bão Conson - cơn bão số 5 trên biển Đông - đổ bộ vào đất liền nước ta sáng 12-9, gây mưa lớn và ngập cục bộ ở gần chục tỉnh, thành. Nhiều địa phương đã phải vội vã sơ tán người dân ra khỏi vùng nguy hiểm.

Một ngày trước đó, ông Trần Quang Hoài - Tổng Cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai - cho biết điều đáng lo nhất là nếu bão số 5 đổ bộ thì vấn đề bảo đảm an toàn cho người dân ở khu vực đang có dịch Covid-19 sẽ triển khai thế nào.

Khu vực miền Trung bị ảnh hưởng nặng nhất sau bão số 5, trong khi nơi đây có hang ngàn ca F0 đang được chăm sóc y tế. Nhiều địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội, tình hình kinh tế khó khăn. Bão ập vào, mưa trút xuống, nhiều đồng lúa ngã rạp, ngập nước; nhiều diện tích hoa màu thất thu, việc nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại… Thiên tai cộng thêm dịch bệnh khiến khó khăn càng chồng chất, trong khi người dân đã đuối sức qua nhiều tháng cầm cự với dịch Covid-19.

Ai cũng biết, trong lúc nhiều người dân ở các địa phương phía Nam như TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai… đang khó khăn, thiếu thốn do dịch bệnh thì các gia đình ở vùng quê miền Trung đã âm thầm tiếp tế con em mình. Con cá, mớ rau, ít thịt heo gà… mà từng nhà tự nuôi tự trồng ở quê đã trở thành nguồn thực phẩm hỗ trợ thiết thực cho hàng ngàn gia đình nơi đô thị. Tuy ở quê còn rất khó khăn nhưng nguồn tiếp tế này luôn bền bỉ, đầy tình thương. Nay bão đến, nỗi lo nhân đôi ở cả hai phía.

Mỗi năm, trung bình nước ta phải hứng chịu khoảng chục cơn bão. Năm nào may mắn thì bão ít và nhẹ, còn trái lại thì khó khăn trăm bề. Nhưng đã là quy luật thì không còn cách nào khác là phải thích ứng và có kế hoạch chuẩn bị. Nói gì thì nói, chuẩn bị kiểu gì rồi cũng phải quy ra tiền, trong khi mức thu cho Quỹ Phòng chống thiên tai còn thấp. Thậm chí, đến tháng 8-2021, nhiều tỉnh, thành ở miền Trung chỉ dư vài trăm triệu đồng, có nơi 0 đồng, trong khi thời điểm này chỉ mới bắt đầu mùa mưa bão.

Các địa phương bị ảnh hưởng bởi mưa bão cũng không thể mãi chờ chi viện từ trung ương. Tự mỗi địa phương cần có quỹ dự phòng an sinh để ứng phó với hoàn cảnh. Nhưng cũng khó thể huy động từ người dân nữa, bởi họ đã nặng gánh lắm rồi. Nhiều địa phương kêu khó nhưng có thể trích quỹ dự phòng đầu tư, dự phòng ủi ro ngân hàng, dự phòng từ các dự án kinh tế…, thì quỹ dự phòng dành cho an sinh cũng không phải là quá sức. Mỗi mùa bão đi qua là hàng chục địa phương phải xin trung ương hỗ trợ gạo. Vài trăm tấn, thậm chí cả ngàn tấn gạo, đắt lắm cũng vài chục tỉ đồng, không lẽ quá sức với các địa phương?

Bão còn tiếp tục đến, dịch bệnh còn kéo dài, cuộc sống của người dân còn tiếp tục khó khăn nên nếu chỉ trông chờ vào nguồn Quỹ Phòng chống thiên tai để ứng phó là không ổn. Trong lúc này, các nguồn quỹ tích lũy từ lâu cần phải phát huy tác dụng, như BHXH, tiết kiệm chi thường xuyên… Cần thiết cũng nên cắt bớt những dự án đầu tư chưa cấp thiết như quảng trường, nhà hát, sân golf… để dành tiền lo cho dân.

Theo HIẾU NGHI (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Trách nhiệm với cơ sở

Trách nhiệm với cơ sở

Nhiều cán bộ công an cấp phòng, cấp huyện xin nghỉ hưu trước tuổi để tạo điều kiện thuận lợi cho Đề án “Tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy công an địa phương hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Ưu đãi lãi vay thôi chưa đủ

Ưu đãi lãi vay thôi chưa đủ

Lãi vay thấp, thời hạn vay dài là điều kiện quá tốt để người trẻ nói riêng và người có thu nhập thấp nói chung sở hữu một chỗ an cư. Thế nhưng chỉ ưu đãi lãi vay thôi thì chưa đủ mà cần có thêm nhiều biện pháp đồng bộ khác nữa thì cung - cầu trên thị trường bất động sản mới có thể gặp nhau.

Điểm sáng xuất khẩu nông sản

Điểm sáng xuất khẩu nông sản

Xuất khẩu nông sản năm qua là một trong những mảng sáng của bức tranh kinh tế đất nước, góp phần khẳng định vị thế Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu nông lâm thủy sản hàng đầu thế giới.

Thương chiến đã đến cửa

Thương chiến đã đến cửa

Như vậy, chỉ 5 ngày sau khi Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu chuẩn bị kịch bản ứng phó cho khả năng chiến tranh thương mại, thì nguy cơ này đã bắt đầu tác động trực tiếp đến nền kinh tế VN.

Bứt tốc ngay đầu năm mới

Bứt tốc ngay đầu năm mới

Là năm tăng tốc, về đích trong thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm (2021 - 2025) và khởi động cho giai đoạn phát triển mới của đất nước, thế nên tết năm 2025 đã diễn ra hết sức đặc biệt.