Nỗi buồn mang tên "lạm thu"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tuần qua, thông tin về các khoản thu đầu năm “núp bóng tự nguyện” ở nhiều trường lại tràn ngập trên các diễn đàn, mạng xã hội và phương tiện truyền thông. Chưa nói đến việc đúng sai, không biết từ bao giờ việc phụ huynh chụp hình bảng kê các khoản thu đầu năm học đưa lên các diễn đàn mạng trở thành cuộc đua “trường ai thu cao nhất” vào mỗi đầu năm học.

Thay vì chọn cách đối thoại trực tiếp với nhà trường, nhiều phụ huynh đặt mình ở vị trí đối lập, mâu thuẫn về quyền lợi; sự phối hợp (nếu có) được thực hiện trên cơ sở dò xét, nghi ngờ.

Xã hội đau lòng khi nhìn thấy mối quan hệ thầy - trò, giáo viên - phụ huynh ngày càng bị vật chất chi phối. Nhiều phụ huynh tham dự buổi họp đầu năm chỉ chăm chăm câu hỏi “năm nay phải đóng bao nhiêu tiền” mà bỏ qua nhiều nội dung quan trọng khác như cách thức tổ chức lớp, phương pháp dạy học của giáo viên. Đành rằng, cũng có một bộ phận giáo viên “vì cái lợi trước mắt”, song đa số thầy, cô giáo đều có lòng tự trọng.           

Ranh giới giữa đầu tư nhà nước và xã hội hóa giáo dục hiện khá mong manh. Thông tư 55/2011 do Bộ GD-ĐT ban hành về Điều lệ cha mẹ học sinh quy định: Ban đại diện cha mẹ học sinh không được thu tiền để mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp. Tuy nhiên, trên thực tế, trong điều kiện ngân sách còn hạn chế, nếu không có sự đồng hành của phụ huynh, hoạt động dạy học trong nhà trường khó đáp ứng mục tiêu hiện đại hóa. Thêm vào đó, với đặc thù sĩ số học sinh/lớp cao tại các tỉnh, thành phố lớn làm nảy sinh các nhu cầu mới trong trường học như lắp đặt máy lạnh trong phòng học, hệ thống xử lý mùi trong nhà vệ sinh… Nếu chỉ trông chờ vào học phí và kinh phí phân bổ từ ngân sách, các trường chưa thể đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người học.

Như vậy, bài toán giữa nhu cầu và quyền lợi cần được các bên công khai tính toán, thỏa thuận cách làm trên cơ sở các quy định, hướng dẫn của cơ quan quản lý. Khi các khoản thu đều minh bạch, triển khai theo đúng tinh thần tự nguyện, “có bao nhiêu, làm bấy nhiêu”, không cào bằng mức thu cho tất cả học sinh sẽ tạo được yên tâm cho xã hội.

Để trường học không còn nỗi buồn mang tên “lạm thu”, ngoài việc cơ quan quản lý đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, tăng cường chế tài, nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu, cần thêm sự dứt khoát, rõ ràng từ phía cha mẹ học sinh, hiểu đúng và đủ về quyền lợi, trách nhiệm của mình trong việc phối hợp với nhà trường nâng cao chất lượng dạy và học. Song song đó, cần trả lại vai trò đúng nghĩa cho giáo viên là người dạy học, không gán lên đôi vai người thầy những nhiệm vụ không liên quan chuyên môn, như: phổ biến kế hoạch vận động, tài trợ của trường, nhắc nhở học sinh chưa đóng học phí...       

 

Theo THU TÂM (SGGPO)

 

Có thể bạn quan tâm

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.