Những thực phẩm "cấm kị" không nên ăn khi mang thai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Lựa chọn ăn các thực phẩm đúng cách trong thời gian mang thai chính là điều quan trọng nhất, bởi sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới người mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ mang thai thường chủ quan, không tìm hiểu và ăn những thực phẩm cấm kị, dẫn đến điều không mong muốn.

 

Nguồn: Today's Parent
Nguồn: Today's Parent



Những thực phẩm không nên ăn khi mang thai

Cá chưa nấu chín hoặc sống: Cá sống gây ra một số bệnh nhiễm trùng, chúng có thể là virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng, chẳng hạn như norovirus, vibrio, salmonella và listeria. Những bệnh nhiễm trùng này ảnh hưởng đến người mẹ, khiến cơ thể mất nước và yếu. Nếu nguy hiểm hơn, virus nhiễm trùng khác có thể được truyền cho thai nhi với hậu quả nghiêm trọng, hoặc thậm chí gây tử vong.

Thịt chưa nấu chín, sống và chế biến: Ăn thịt chưa nấu chín hoặc sống làm tăng nguy cơ nhiễm trùng từ một số vi khuẩn hoặc ký sinh trùng, như toxoplasma, e.coli, listeria và salmonella. Những vi khuẩn này có thể đe dọa sức khỏe của thai nhi, có thể dẫn đến thai chết lưu hoặc các bệnh thần kinh nghiêm trọng, bao gồm khuyết tật trí tuệ, mù lòa và động kinh. Phụ nữ mang thai không nên tiêu thụ các sản phẩm thịt chế biến trừ khi chúng được hâm nóng cho đến khi hấp nóng.

Trứng sống: Trứng sống có thể bị nhiễm vi khuẩn salmonella, có thể dẫn đến bệnh tật và tăng nguy cơ sinh non hoặc thai chết lưu. Các triệu chứng nhiễm khuẩn Salmonella thường chỉ có ở người mẹ và bao gồm sốt, buồn nôn , nôn, co thắt dạ dày và tiêu chảy. Phụ nữ mang thai nên ăn trứng đã luộc kỹ hoặc sử dụng trứng tiệt trùng.

Thịt nội tạng: Thịt nội tạng rất giàu dinh dưỡng như sắt, vitamin B12, vitamin A và đồng - tất cả đều tốt cho phụ nữ mang thau và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, khuyến cáo trong thai kỳ, phụ nữ mang thai không nên ăn quá nhiều vitamin A có nguồn gốc từ động vật (vitamin A được tạo sẵn). Điều này có thể gây ngộ độc vitamin A, cũng như nồng độ đồng cao bất thường, có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh và nhiễm độc gan. Do đó, phụ nữ mang thai không nên ăn thịt nội tạng nhiều hơn một lần trong một tuần.

Caffeine: Caffeine là chất kích thích thấy nhiều trong cà phê, trà, nước ngọt và ca cao. Phụ nữ mang thai được khuyên nên hạn chế lượng caffeine dưới 200 mg mỗi ngày, hoặc khoảng 2 cốc cà phê. Caffeine được hấp thụ rất nhanh và dễ dàng đi vào nhau thai và thai nhi. Bởi vì trẻ sơ sinh và nhau thai không có enzyme chính cần thiết để chuyển hóa caffeine, nếu nạp caffeine ở mức độ cao có thể dẫn đến tịch tụ. Điều này làm hạn chế sự phát triển của thai nhi và làm tăng nguy cơ sinh nhẹ cân khi sinh. Trẻ sơ sinh bị nhẹ cân rất dễ dẫn đến nguy cơ tử vong, tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính ở tuổi trưởng thành, như bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh tim.

Các thực phẩm khác không nên ăn như: Rau sống, thực phẩm chưa được rửa sạch, sữa chưa tiệt trùng, rượu...

 

https://laodong.vn/dinh-duong-am-thuc/nhung-thuc-pham-cam-ki-khong-nen-an-khi-mang-thai-772399.ldo

Theo Trần Linh - Theo Heathline (Báo Lao Động)

Có thể bạn quan tâm

4 lợi ích của rau chân vịt khi ăn vào mùa đông

4 lợi ích của rau chân vịt khi ăn vào mùa đông

Rau chân vịt (còn gọi cải bó xôi, rau bina) được xem là siêu thực phẩm vào mùa đông vì chứa đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu có thể ngăn ngừa các bệnh theo mùa và thúc đẩy sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, loại rau này có lượng calo thấp nên rất phù hợp cho chế độ ăn giảm cân.

Thiếu vitamin C gây hại thế nào cho cơ thể?

Thiếu vitamin C gây hại thế nào cho cơ thể?

Vitamin C là một trong những chất chống ô xy hóa quan trọng, giúp tăng cường khả năng miễn dịch và góp phần vào nhiều chức năng khác của cơ thể. Việc thiếu hụt vitamin C không những khiến hệ miễn dịch suy yếu mà còn gây nhiều tác động tiêu cực.