Những thông điệp từ phiên họp lịch sử

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

“Phiên họp lịch sử” là những từ mà Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dùng trong phần khai mạc phiên họp Chính phủ ngày hôm qua. Phiên họp toàn thể đầu tiên của Chính phủ khoá XV với quyết tâm xây dựng Chính phủ đổi mới, liêm chính, kỷ cương, hành động, hiệu quả, vì nhân dân phục vụ.

 

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tới dự phiên họp. Ảnh: Nhật Bắc
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tới dự phiên họp. Ảnh: Nhật Bắc


Lịch sử không chỉ là ở chỗ, đây là phiên họp được tổ chức sau Đại hội XIII của Đảng và kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XV thành công rất tốt đẹp để triển khai thực hiện Nghị quyết của Đảng và Nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025” mà còn là bối cảnh kinh tế - xã hội rất đặc biệt.

Đó là tình hình dịch COVID-19 với biến chủng Delta đang diễn biến hết sức phức tạp, khó lường trên thế giới và ở Việt Nam, đe dọa sức khỏe, tính mạng của nhân dân và ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi mặt kinh tế - xã hội của đất nước.

Bởi thế, những nội dung, quyết sách được đề cập trong phiên họp không chỉ mang tính phổ quát trong cả một nhiệm kỳ, thậm chí xa hơn mà còn là những nhiệm vụ cấp bách trong thời điểm này - thời điểm cả nước đang chung tay chống dịch COVID-19.

Bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đặt trọng tâm vào từ “mới”: Chính phủ mới - khí thế mới, nỗ lực mới, quyết tâm phấn đấu lập nhiều thành tích mới.

Ở thời điểm trước mắt, khi phải căng sức chống dịch COVID-19 thì khí thế, quyết tâm, nỗ lực phải nhiều hơn, mạnh mẽ hơn.

Và mục tiêu về thành tích cũng là để người dân được hưởng thụ, được hạnh phúc, được cống hiến cho đất nước.

Những quyết định, chính sách mới đã được ban hành nhằm giải quyết những khó khăn hiện tại. Về cơ bản, ở binh diện đất nước, chúng ta thực hiện mục tiêu kép “vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế”. Nhưng đối với từng địa phương, với từng thời điểm mà có thể ưu tiên từng mục tiêu.

Và cũng trong bài phát biểu quan trọng ở cuộc họp, Tổng Bí thư đã tiếp tục nhấn mạnh về quan điểm về công bằng và tiến bộ xã hội: “Một đặc trưng cơ bản, một thuộc tính quan trọng của định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam là phải gắn kinh tế với xã hội, thống nhất chính sách kinh tế với chính sách xã hội, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước, từng chính sách và trong suốt quá trình phát triển” và “Không chờ đến khi kinh tế đạt tới trình độ phát triển cao rồi mới thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, càng không “hy sinh” tiến bộ và công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần. Trái lại, mỗi chính sách kinh tế đều phải hướng tới mục tiêu phát triển xã hội; mỗi chính sách xã hội đều phải nhằm tạo ra động lực thúc đẩy phát triển kinh tế và bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội; khuyến khích làm giàu hợp pháp phải đi đôi với bảo đảm an sinh xã hội, xoá đói, giảm nghèo, chăm sóc những người có công, những người có hoàn cảnh khó khăn”.

Đó là một thông điệp, một nguyên tắc, một nhiệm vụ mang tính nguyên tắc để bảo đảm sự phát triển lành mạnh, bền vững, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Trong quá trình thực hiện thì “cán bộ là gốc của mọi việc” và công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực vẫn phải là một trong nhiệm vụ hàng đầu.

Bởi vậy, Tổng Bí thư cũng đưa ra một thông điệp nữa. Đó là chấn chỉnh, đấu tranh loại bỏ tư tưởng bàn lùi, vin cớ rằng việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực sẽ cản trở sự phát triển, làm nhụt chí dẫn đến làm “cầm chừng”, “phòng thủ”, “che chắn”, giữ “an toàn” trong một bộ phận cán bộ, công chức nào đó, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Tôi đã nhiều lần nói rồi; nay xin nhắc lại: Những ai có tư tưởng này thì hãy dẹp sang một bên cho người khác làm”.

Một phiên họp lịch sử với nhiều thông điệp vừa nhân văn, vừa mạnh mẽ của lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã tạo ra những niềm tin mới: Chúng ta sẽ chiến thắng dịch bệnh, sẽ tiếp tục phát triển để đưa đất nước phồn vinh và hạnh phúc.

 

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/nhung-thong-diep-tu-phien-hop-lich-su-940966.ldo

Theo HOÀNG LÂM (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Du lịch đã trở thành điểm sáng vượt trội trong bức tranh kinh tế TPHCM tháng 4 khi chỉ trong 15 ngày (từ ngày 2-4 đến 4-5) đã phục vụ gần 2,7 triệu lượt khách, doanh thu ước đạt 15.700 tỷ đồng, cao gấp đôi doanh thu dịp Tết Ất Tỵ.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...