Những "người hùng" nửa đêm lao ra đường cứu người - Kỳ 2: "Ma men"... ói, đánh người

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hàng loạt những tình huống dở khóc dở cười với 'ma men' đường phố mà các thành viên phải chứng kiến thường xuyên, đặc biệt là những tai nạn nghiêm trọng xảy ra từ rượu bia.

Dù lực lượng CSGT ngăn chặn quyết liệt nhưng ma men, bợm nhậu vẫn là nỗi ngao ngán của người dân khi thường xuyên gây ra những vụ tai nạn hay ngủ bờ ngủ bụi ngoài đồng trống.

 

Một vụ tai nạn giao thông giữa lúc trời mưa, các thành viên Đội Cứu nạn giao thông Tây Ninh dốc sức sơ cứu người gặp nạn.
Một vụ tai nạn giao thông giữa lúc trời mưa, các thành viên Đội Cứu nạn giao thông Tây Ninh dốc sức sơ cứu người gặp nạn.

Ám ảnh "ma men"

Nhắc đến những câu chuyện về "ma men", các thành viên Đội Cứu nạn giao thông Tây Ninh đều ngao ngán.

Anh Đặng Văn Phúc, Đội trưởng Đội Cứu nạn giao thông kể, khoảng tháng 4.2017, đội đang đứng bảo vệ hiện trường, bật đèn báo hiệu 2 đầu cho một vụ tai nạn giao thông giữa 2 xe máy. Lúc này, có đến 2 "ma men" lao tới rồi tông thẳng vào hiện trường, ngã lăn quay khiến hiện trường tăng thành 4 xe máy ngã la liệt.

Theo anh Phúc, đã có rất nhiều trường hợp ma men gây tai nạn, tự té, xỉn đến bất tỉnh hoặc loạng choạng trên đường được các thành viên đội cứu nạn giao thông tiếp cận, đưa đi cấp cứu hoặc về thẳng nhà.

Anh Đặng Văn Phúc cho biết, ma men thường xuất hiện nhiều nhất vào những ngày cuối tuần và đặc biệt trong những ngày nghỉ lễ. Có những đêm, cả chục trường hợp người dân gọi điện thoại nhờ đội đưa "ông xỉn" về nhà giúp vì sợ họ gây ra tai nạn cho người đi đường.

 

Đã xảy ra tình huống 2
Đã xảy ra tình huống 2 "ma men" lần lượt tông vào hiện trường một vụ tai nạn giao thông khác.

Những lúc này đội thường cử ít nhất 4 thành viên hộ tống về nhà. Trong đó, một người chở, một người ôm "ma men". Một thành viên khác chạy xe nạn nhân và một bạn phải theo về nhà. Thế nhưng, khi giải cứu "ma men" đã có rất nhiều tình huống dở khóc, dở cười mà các thành viên trong đội đều đã gặp. Từ chuyện bị ma men ói, tiểu tiện mất kiểm soát lên người các thành viên trên đường đưa về nhà, hoặc họ bị tấn công, bị chửi rủa...

Nói về "ma men", em Nguyễn Trường Khang (19 tuổi) kể có lần anh kia nằm bất tỉnh, đội đến gọi dậy thì bất ngờ đòi đánh. Chưa hết, khi đưa những ma men này về nhà lại có rất ít trường hợp nhớ đường về. Hỏi nhà thì họ cứ chỉ chạy xe lòng vòng suốt cả 2 tiếng đồng hồ vẫn chưa đến nơi. Có ma men thì la hét, chửi rủa suốt đường đi về nhà. Thậm chí ói lên người những thành viên trong đội.

"Có một lần tụi em nhận được tin báo của người dân là có một bợm nhậu (khoảng 50 tuổi) nằm bất tỉnh ở huyện Hòa Thành. Khi đến nơi người này nồng nặc mùi rượu, toàn thân lạnh ngắt, gọi không dậy nên tụi em đưa đi cấp cứu. Đến bệnh viện, tụi em lục trong người ông này để tìm giấy tờ tùy thân, liên hệ với nhà thì không có, chỉ thấy có 1 bịch mồi và 1 ly rượu", Khang kể.

 

 
Những trường hợp ngủ giữa đường khó đỡ của
Những trường hợp ngủ giữa đường khó đỡ của "ma men".

Say sưa ngồi giúp anh Phúc sửa lại máy cắt gỗ, Khang kể tiếp: "Có ma men, khi được tụi em đưa về đến nhà thì phán thẳng mặt một câu: Tụi mày hết nhiệm vụ rồi. Biến!. Rồi có người được đưa đến nhà thì nói với vợ lấy 70.000 đồng ra trả cho tụi nó dùm".

Thế nhưng, hỏi anh Phúc và các thành viên trong đội có thấy buồn không thì anh Phúc cười xòa: "Thấy chạnh lòng xíu chứ thật ra cái quan trọng nhất là cứu được mạng sống một con người chứ chuyện chửi rủa vì họ mất kiểm soát thôi. Tỉnh lại thì họ sẽ hiểu".

Bị đánh khi cứu nạn nhân vì tưởng gây tai nạn

Ngoài những câu chuyện dở khóc dở cười với "ma men" thì nhiều tình huống hy hữu khác đã xảy ra trong lúc các thành viên dốc sức cứu người gặp nạn.

Anh Phúc nhớ lại, khoảng đầu tháng 5-2017, anh nhận được cuộc gọi báo tin có một cụ già gặp nạn trên đường Tôn Đức Thắng (thuộc thị trấn Hòa Thành, huyện Hòa Thành). Đến nơi, anh nhìn thấy cụ ông nằm bất tỉnh trên đường. Hỏi người dân gần đó thì được biết ông cụ tự té xe. Sau khi sơ cứu vết thương, anh cùng các thành viên chuyển cụ đến bệnh viện gần nhất. Trên đường đi, ông cụ tỉnh dậy thì hô hoán "cướp, cướp" khiến đội phải dừng xe lại để cụ xuống. Do người dân quá quen với màu áo Đội cứu nạn giao thông xúm lại giải thích cho cụ hiểu. Mãi sau đó cụ dịu giọng và gửi lời xin lỗi.

 

Những ngày không xảy ra tai nạn, Đội Cứu nạn giao thông đưa chiếc xe hút định tự chế rảo trên các tuyến đường đông. Theo lời anh Trần Hồng Tươi, người điều khiển xe hút đinh, chiếc xe này ra quân hơn 2 tuần nay sau khi có tin người dân liên tục bị thủng bánh xe.
Những ngày không xảy ra tai nạn, Đội Cứu nạn giao thông đưa chiếc xe hút định tự chế rảo trên các tuyến đường đông. Theo lời anh Trần Hồng Tươi, người điều khiển xe hút đinh, chiếc xe này ra quân hơn 2 tuần nay sau khi có tin người dân liên tục bị thủng bánh xe.

Lần khác, khi đến hiện trường một tai nạn giao thông tại khu vực dốc Cây Me (thuộc phường 1, TP. Tây Ninh), thành viên của đội thấy nạn nhân là một sản phụ nằm bất tỉnh trên đường nhựa. Trong lúc một thành viên trong đội đang lui cui kiểm tra vết thương cho sản phụ trước khi chuyển đi cấp cứu thì một người đàn ông tung cú đá như trời giáng thẳng vào mặt thành viên này.

Chưa hiểu chuyện gì đang xảy ra, người dân chứng kiến cảnh các thành viên bất ngờ bị tấn công nên lập tức lao đến giữ người đàn ông kia. Anh Phúc kịp ngăn người dân để không xảy ra xô xát. Anh Phúc chựng lại một vài giây rồi kể tiếp: "Thành viên của chúng tôi gãy một chiếc răng, máu ra nhiều ở miệng. Còn người đàn ông sau khi nghe chúng tôi giải thích là Đội cứu nạn giao thông đến giúp đỡ thì anh thú thật mình là chồng nạn nhân. Do vợ anh đã 2 lần hư thai nên anh đã nóng nảy, thiếu kiềm chế dẫn đến sự việc tấn công các thành viên tại hiện trường vì hiểu lầm là những người gây tai nạn".

Nở một cười mãn nguyện, anh Phúc kể tiếp: "Sau vụ tai nạn khoảng 4 tháng, những tưởng chẳng ai còn nhớ đến câu chuyện ấy thì bỗng có một bình luận trên Facebook của đội thông báo vợ anh này đã sinh con và xin gửi một lời cảm ơn đến các thành viên của đội".

Nói đến đây, anh Phúc trút hết lòng mình: "Chỉ cần cứu được mạng người thì những công sức, sự chịu đựng của anh em trong đội tình nguyện bỏ ra cũng xứng đáng. Phúc chỉ buồn những người đem tai nạn ra đùa giỡn, báo tin giả giữa khuya để anh em trong đội phải bỏ giấc ngủ, lao mình chạy đến hiện trường rồi lủi thủi trở về nhà, mất ngủ trọn một đêm".

Theo thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Nghề của niềm đam mê

Nghề của niềm đam mê

Ở xã Nghĩa Hiệp (Tư Nghĩa), nhiều người biết anh Mai Ngọc Trương Vinh (35 tuổi), bởi anh nổi tiếng với nghề đúc chậu hoa, cây cảnh, có hoa văn, họa tiết độc đáo.

Đi biển mùa xuân

Đi biển mùa xuân

Làng biển rộn ràng trong ngày hội Nghinh Ông. Lễ hội đã trở thành Tết biển, một nét đẹp văn hóa của người dân nơi đầu sóng ngọn gió Cần Giờ. Sau 3 ngày chơi lễ, những con tàu đánh cá lại vươn mình ra khơi, bám biển ngày đêm, đi suốt mùa xuân... 

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Nếu Kinh Bắc nổi danh với tranh dân gian Đông Hồ và Thăng Long - Hà Nội vang tiếng với tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng (Hoài Đức - Hà Nội) thì miền Trung gió Lào cát trắng lừng danh với tranh dân gian làng Sình.

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.