Những người dệt vải ở Glar

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đến xã Glar (huyện Đak Đoa), ông Chủ tịch UBND xã dẫn chúng tôi đến làng Dôr 2 vốn nổi tiếng với những phụ nữ dệt giỏi, sống được bằng nghề dệt. Họ là cô giáo dạy nghề cho các chị em trong vùng. Làng Dôr 2 sạch, đẹp, trù phú với đường đi lối lại bằng bê tông, với những sân phơi cà phê quả đã qua vài nắng sẫm nâu lại, mùi hăng hắc nồng nồng nhựa khô, mùi rơm ải trong vườn, mùi đất đọng nước sau cơn mưa từ đêm trước. Chủ tịch UBND xã bảo rằng: “Ở vùng đất này chỉ lười mới đói thôi chứ trồng gì cũng tốt tươi”. Làng Dôr 2 bao năm nay rồi nhà nào cũng no đủ, thế hệ ông bà, cháu con biết giữ văn hóa truyền thống của dân tộc mình, từ đánh cồng chiêng, tạc tượng, hát kể sử thi, hát dân ca và nhất là dệt vải.
 

 Phụ nữ Bahnar ở Glar vẫn đang giữ gìn và phát huy nghề dệt. Ảnh: Đ.T
Phụ nữ Bahnar ở Glar vẫn đang giữ gìn và phát huy nghề dệt. Ảnh: Đ.T

Cuối cùng thì chị Mlơnh cũng về đến nhà. Chị đang hái cà phê, mẹ chị-bà Mlốp cũng về sau đó 30 phút, quần áo lấm lem bụi đất. Mlơnh sinh năm 1983, khuôn mặt bầu bĩnh, miệng nói tay làm, ríu rít mời chúng tôi vào nhà. Nửa diện tích căn nhà dùng để đặt dụng cụ dệt, chỉ, sợi, các sản phẩm đã dệt xong. Cái “xưởng dệt” nhỏ nhỏ này là nơi sinh hoạt chung của chị em cả làng mỗi khi nông nhàn, là nơi phụ nữ làng giúp nhau không chỉ cơm đầy nồi mà còn làm vơi buồn lòng những khi chị em có chuyện khó chuyện khổ. Tôi để ý bộ dụng cụ dệt gồm cán bật bông, dụng cụ xe sợi, chỉ và những khung cửi lớn/nhỏ, có cả chiếc bàn máy may cũ trong góc nhà. Mlơnh bảo: “Tụi em thường dệt những khi nhàn rỗi và đây là công việc tỉ mỉ, tốn nhiều thời gian, phải chăm chỉ như con ong mới làm được, rảnh lúc nào là làm, chẳng kể thời gian đâu”. Tôi xem hết một lượt các sản phẩm mà chị em làng Dôr 2 vừa hoàn thành. Quả là những sản phẩm dệt thổ cẩm của người Bahnar ở Đak Đoa rất phong phú và đẹp mắt với những: áo, váy, túi, dây đeo đầu, địu, khố, tấm đắp, mũ, dây đeo tay, ví… Khách du lịch thích những túi, dây đeo tay, tấm choàng, mũ, ví, áo nam. Họ càng thích hơn khi chính các cô gái xinh xắn của làng sẵn sàng nhận dệt tên họ, tên người họ muốn tặng lên sản phẩm với những: “Kỷ niệm Gia Lai”, “Còn chút gì để nhớ”, “Pleiku kỷ niệm”, “Tây Nguyên mùa khô”… Việc thêu, dệt, gắn mấy chữ đó vào sản phẩm khó lắm, mất nhiều công, nhưng làm xong thấy khách thích là vui vui trong bụng. Tôi cũng từng nhờ người đặt hàng ở đây một dịp khi các bạn chuyên gia Nga sang giúp khai quật khảo cổ tại Gia Lai, tên họ các bạn Nga khá dài. Các chị em dệt sai, sửa tới lui mấy lần mới xong. Khi chúng tôi trao tặng món quà độc đáo với hàng chữ thêu tuyệt đẹp tên của các bạn cùng những hoa văn tinh tế, màu sắc rực rỡ trên các sản phẩm, họ đều ngạc nhiên.

Thông thường, dệt một sản phẩm ngắn nhất là 3 ngày, dài nhất phải tốn cả tháng. Ví như cái khăn choàng dài 3 mét, ngang 1,4 mét dệt cho đẹp cũng hết gần tháng nếu 2 người làm, còn 1 người thì 2 tháng là chắc. Vì ban ngày chị em đi làm đồng, chỉ đêm về mới ngồi vào khung cửi. Làng Dôr 2 bây giờ người phụ nữ nào cũng biết dệt, trẻ con 10 tuổi đã dệt giúp chị, giúp mẹ những dải vải nhỏ trang trí. Sản phẩm làm ra bán cho các nhà buôn trên Kon Tum, Đak Lak, Ninh Thuận. Khách du lịch đi theo đoàn ở các tỉnh về cũng đặt qua các công ty lữ hành. Những đơn hàng cứ đầy dần vì chất lượng sản phẩm dệt của chị em làng Dôr 2 làm đẹp, bền, giá cả phù hợp. Những chị em dệt khéo nhất làng đấy là: Ngleo, Nglanh, May, Ayi, Blưk. Bà Mlốp đã dạy từ khi họ là những cô bé. Bây giờ, tay ai cũng khéo, mắt ai cũng tinh. Bà Hlốp già rồi, 66 mùa trăng rồi, mắt không còn tỏ, tay đã mỏi nên chỉ bày cho con cháu bằng miệng thôi. Ngày xưa phải nhuộm sợi bằng rễ, lá cây, than củi, vỏ sò, sợi dệt bằng bông trồng trong vườn. Bây giờ có phẩm màu công nghiệp, có chỉ đỡ nhiều công sức, dệt nhanh hơn. Sản phẩm làm ra càng đẹp, càng bền, vẫn giữ nét truyền thống người Bahnar từ kiểu dáng trang phục đến hoa văn trang trí. Khách mua khắp nơi thích lắm, chị em làm không hết việc. Mấy năm trước, Sở Công thương đứng ra thành lập một hợp tác xã dệt cho bà con các làng của xã Glar, cung cấp vật liệu, dụng cụ đầy đủ, tìm cả đầu ra cho sản phẩm. Tuy nhiên, chị em không ưng ra đó ngồi dệt, vì không lo được việc nhà và con cái, thế là về nhà tranh thủ dệt khi có thời gian trống. Chị Mlơnh nói có tháng chị thu được 15 triệu đồng tiền hàng, cuộc sống cũng đỡ nhiều từ khoản tiền ấy. Chị em cũng tham gia tích cực các cuộc lễ hội, hội thi văn hóa dân tộc để vừa luyện tay nghề, vừa quảng bá sản phẩm văn hóa và nghề truyền thống của dân tộc mình đến bạn bè khắp nơi. Chị bảo đi những chuyến ấy học hỏi được nhiều điều. Bây giờ, chị không chỉ dệt trang phục với hoa văn trang trí của dân tộc Bahnar mình mà có thể thiết kế, dệt và trang trí các mẫu trang phục và hoa văn của người Jrai, Ê Đê, Xê Đăng.

 

 

Hiện nay, chị em Bahnar ở Glar vẫn đang giữ gìn, phát huy nghề dệt để có trang phục mặc trong các dịp lễ hội cộng đồng, để trao đổi mua bán tăng thu nhập. Với nghề dệt của người Bahnar ở xã Glar nói riêng, Gia Lai nói chung, rất cần được các cấp, các ngành quan tâm, định hướng và tạo môi trường, thị trường phát triển bền vững để những giá trị văn hóa tốt đẹp của nghề dệt truyền thống không mai một trong xã hội hiện đại.

 Hoàng Thanh Hương

Có thể bạn quan tâm

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.