Những loại hình du lịch lần đầu xuất hiện ở vùng đất Thất Sơn năm 2022

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn (An Giang) Cao Quang Liêm, trong năm vừa qua huyện đã tìm cho mình “lối đi riêng” với nhiều loại hình du lịch mới lạ như dù lượn, diều lượn, máy bay mô hình, khinh khí cầu,… lần đầu tiên xuất hiện ở khu vực ĐBSCL.
Những “mảnh ghép” mới lạ
Theo Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn (An Giang) Cao Quang Liêm, trong năm vừa qua huyện đã tìm cho mình “lối đi riêng” với nhiều loại hình du lịch mới lạ như dù lượn, diều lượn, máy bay mô hình, khinh khí cầu,… lần đầu tiên xuất hiện khu vực ĐBSCL.
Trong dịp lễ 30.4, Tri Tôn đã tổ chức thành công chương trình biểu diễn “Bay trên Phụng Hoàng Sơn năm 2022” với sự tham gia của gần 100 phi công thuộc Liên đoàn Dù lượn thể thao TP. Hồ Chí Minh, gồm các môn dù lượn, diều lượn có động cơ và máy bay mô hình; thu hút hơn 130 nghìn lượt khách đến xem, cổ vũ trong 4 ngày từ ngày 30.4 – 3.5.
Bên cạnh đó, trong 4 ngày dịp lễ Quốc khánh 2.9, Lễ hội khinh khí cầu huyện Tri Tôn năm 2022 với chủ đề “Bay giữa mùa lễ hội” đã thu hút hơn 100 nghìn lượt khách; cùng nhiều hoạt động hấp dẫn khác được tổ chức lồng ghép như Đua bò Bảy Núi, Ẩm thực địa phương,...

 Mô hình trekking núi Cấm thu hút đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh, nhất là giới trẻ. Ảnh: Vĩnh Thông
Mô hình trekking núi Cấm thu hút đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh, nhất là giới trẻ. Ảnh: Vĩnh Thông
Đặc biệt, mô hình trekking Núi Cấm đã mở ra hướng đi mới cho du lịch An Giang. Chỉ trong vòng 6 tháng từ tháng 4 - 10.2022, Núi Cấm đã liên tục đón 8 đoàn trekking, mỗi đoàn có số lượng dao động từ 30 - 180 thành viên, tổng số người tham gia trên 500 lượt, chưa kể những nhóm nhỏ dưới 10 thành viên.
Theo ông Lê Trung Hiếu - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang, trekking đã phát triển tại nhiều tỉnh thành ở Việt Nam, nhưng ĐBSCL chưa khai thác loại hình này, do đó trekking núi Cấm ra đời đã  góp phần tìm ra loại hình du lịch mới mang tính chất trải nghiệm cho tỉnh nhà nói riêng và khu vực miền Tây nói chung.
Đẩy mạnh liên kết cuối năm
Tại Hội nghị Tổng kết triển khai Chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa TP. Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành ĐBSCL năm 2022 diễn ra trong 2 ngày 15 - 16.12 tại An Giang, lãnh đạo Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh cho biết, qua 3 năm triển khai thực hiện, Chương trình liên kết đã từng bước tạo nên hiệu ứng lan tỏa và mang đến nhiều kết quả tích cực.
Riêng ở An Giang, trong năm 2022 đã tổ chức Chương trình Caravan và Tọa đàm du lịch An Giang chủ đề “An Giang – sắc màu vùng biên” chào mừng Kỷ niệm 190 năm Ngày thành lập tỉnh (1832-2022); tham dự các sự kiện liên kết, quảng bá du lịch An Giang  “Ngày Hội Mắm Châu Đốc, An Giang – Đặc sản các vùng miền năm 2022”.

 Hàng nghìn du khách đến tham quan, mua sắm và thưởng thức tại Ngày Hội Mắm Châu Đốc - An Giang. Ảnh: Tạ Quang
Hàng nghìn du khách đến tham quan, mua sắm và thưởng thức tại Ngày Hội Mắm Châu Đốc - An Giang. Ảnh: Tạ Quang
Trong khuôn khổ Hội nghị, các đại biểu đã tham quan, khảo sát các sản phẩm du lịch tại Chợ Nổi Long Xuyên, Khu sinh thái Cồn Én, Khu sinh thái Mỹ Luông,… nhằm giới thiệu các tiềm năng, thế mạnh về du lịch cũng như những nét đặc trưng văn hóa của An Giang, tạo cầu nối trực tiếp cho doanh nghiệp du lịch An Giang với các doanh nghiệp du lịch trên toàn quốc.

Khảo sát, kết nối sản phẩm du lịch An Giang. Ảnh: Vĩnh Thông
Khảo sát, kết nối sản phẩm du lịch An Giang. Ảnh: Vĩnh Thông
Dịp này, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh và Chủ tịch UBND 13 tỉnh, thành ĐBSCL đã thống nhất ký kết “Quy chế phối hợp thực hiện thỏa thuận liên kết hợp tác phát triển TP. Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành ĐBSCL đến năm 2025”.
Theo Sở VHTTDL tỉnh An Giang, tỉnh hiện có 95 cơ sở lưu trú du lịch; 16 công ty lữ hành, trong đó có 5 công ty nội địa và 11 công ty quốc tế; 5 khu, điểm du lịch được công nhận, gồm 1 khu du lịch quốc gia, 1 khu du lịch cấp tỉnh và 3 điểm du lịch.
Trong 11 tháng năm 2022, An Giang đón khoảng 7,5 triệu lượt khách du lịch; tăng 127% so với cùng kỳ, ước đạt 163% so với kế hoạch. Trong đó có 10 nghìn lượt khách du lịch quốc tế, 280 nghìn lượt khách lưu trú tại các khách sạn đạt chuẩn, 370 nghìn lượt khách lưu trú tại các nhà nghỉ, nhà trọ. Doanh thu từ hoạt động du lịch ước đạt 4.700 tỉ đồng, tăng 119% so với cùng kỳ, ước đạt 157% so với kế hoạch.
Trước đó, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, năm 2021 ngành du lịch An Giang chỉ đón khoảng 3,5 triệu lượt khách; giảm 46% so với cùng kỳ, chỉ đạt 50% so với kế hoạch năm. Doanh thu từ hoạt động du lịch chỉ đạt 2.300 tỷ đồng, giảm 43% so với cùng kỳ, đạt 53% so với kế hoạch năm 2020.
Theo Yến Phương (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Đi du lịch trước Tết, cảm nhận sắc Xuân sớm

Đi du lịch trước Tết, cảm nhận sắc Xuân sớm

Với mong muốn mang đến cho du khách trải nghiệm đặc biệt, chứng kiến không khí chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Quý Mão ở các đô thị hay vùng quê, nhiều doanh nghiệp dịch vụ lữ hành, điểm đến ở Nam Bộ đã sớm hoàn thiện sản phẩm, khai thác chùm tour, tuyến du lịch đón Xuân sớm.