Những làng nghề bên Thành Hoàng Đế: Tinh hoa gốm - mộc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thành Hoàng Đế (xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định) được Thái Đức hoàng đế Nguyễn Nhạc của vương triều Tây Sơn lập nên.
 

 Nguyễn Xuân Tình, một thợ chạm khắc gỗ 23 tuổi, ở làng Nhạn Tháp
Nguyễn Xuân Tình, một thợ chạm khắc gỗ 23 tuổi, ở làng Nhạn Tháp


Ngày nay thành này đã là phế tích nhưng sức sống mãnh liệt của cả chục làng nghề quanh khu vực thành xưa vẫn được cư dân giữ gìn trải qua thăng trầm hàng trăm năm nay...

Cách cổng Tử Cấm Thành 600 mét về phía nam, ngôi tháp Cánh Tiên đỏ au màu gạch vươn cao trên nền trời như đứng làm chỉ dấu cho làng gốm Vân Sơn.

Nằm kề bên Vân Sơn là làng mộc Nhạn Tháp - niềm tự hào của nghề mộc đất Bình Định với loại kiến trúc nhà rường lá mái và chạm khắc gỗ...

Cải tiến nghề gốm

Không khó nhận ra sự thịnh đạt của làng gốm Vân Sơn bây giờ khi chúng tôi đi từ chắn đường sắt trên con đường liên xã vòng xuống ga Vân Sơn, nhìn đâu cũng thấy các sản phẩm gốm bày đầy ở các sân phơi, kho bãi...

“Nay là bữa ra lò nên phải làm từ mờ sáng. Thợ trong làng bận, may là nhờ các chủ buôn gốm trong làng đưa người đến giúp mình...”, mồ hôi đẫm người, một chủ lò gốm tên Đặng Ngọc Minh (62 tuổi) vừa chuyển đồ từ lò nung ra vừa nói cho chúng tôi biết công việc của ông.

Cũng như một số lò gốm khác ở đây, lò gốm của ông Minh đang sản xuất những sản phẩm gốm quen với thị trường lâu nay như lu chứa nước, vò (lu nhỏ), chậu, ấm, nồi nấu, nồi rang, trả kho, trả khò vàng (cho thợ kim hoàn), khuôn bánh căn...

“Hàng gốm Vân Sơn mình nay bán đi khắp nơi, ra Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng, Huế, vô Phú Yên, Nha Trang, Ninh Thuận, Vũng Tàu, Đồng Nai, lên đến cả Tây nguyên nữa.

Hồi xưa ông cha mình đã bán đi xa rồi, các cụ dựa vô ghe thuyền, dựa vô tàu lửa. Ông cố tui cũng là thợ gốm, truyền mãi đến tui đây...”-ông Minh nói.

Giữa lúc các loại hàng gia dụng bằng nhôm, nhựa được bày bán tràn lan, người lạ đến Vân Sơn sẽ rất ngạc nhiên khi đứng trước những vựa gốm đồ sộ ở đây.

Ông Trần Xuân Đắc, một trong những chủ vựa buôn gốm ở Vân Sơn, cho rằng nghề gốm Vân Sơn phát đạt được là nhờ các chủ lò gốm biết cách đa dạng hóa sản phẩm, biết cải tiến kỹ thuật để tăng chất lượng, tăng năng suất nhằm hạ giá thành sản phẩm.

“Tui thu mua hàng gốm trong làng rồi chở xe tải giao cho chủ buôn ở các tỉnh. Hơn 10 năm nay người ta quay lại dùng nhiều các loại đồ gốm gia dụng. Mỗi tháng tui chuyển bán chừng 10 chuyến chứ không ít...”-ông Đắc nói.

Các loại bếp lò bằng gốm là mặt hàng mới, góp phần vào việc làm nghề gốm Vân Sơn phát triển trở lại sau thời kỳ tụt dốc.

Các chủ lò cho biết để cứu nghề trong lúc khó khăn, một số thợ gốm trong làng đã nghĩ ra cách cải tiến lò gốm để có hình dáng đẹp, tiết kiệm chất đốt, sạch cho người nấu nướng, dùng được bền hơn.

Nhờ vậy, các loại bếp lò trở thành mặt hàng bán chạy nhất của làng gốm Vân Sơn.

Đáng nói là họ đã chế tác ra loại bếp lò đặt được ba, bốn cái nồi một lúc để tiết kiệm chất đốt, giúp người nội trợ đỡ tốn công nấu nướng.

“Nhờ các loại bếp lò bằng gốm bán chạy hơn 10 năm nay, Vân Sơn nay có gần 200 hộ chuyên làm bếp lò, thu dụng đến 600-700 lao động.

Còn số hộ chuyên làm các sản phẩm gốm truyền thống thì có khoảng 20 hộ với cả trăm người làm. Một số lò lại sản xuất bi (bộng) giếng bằng gốm, mỗi năm có đến 2.000 cái.

Nhờ kiên trì giữ nghề, nhờ biết cách canh cải nghề nên làng gốm Vân Sơn mình mới được giữ gìn như bây giờ...” - chủ lò Đặng Ngọc Minh nhận định.

 

Các loại bếp lò bán chạy của Vân Sơn hiện nay
Các loại bếp lò bán chạy của Vân Sơn hiện nay


Những lưỡi đục tinh hoa

Không một kiến trúc gỗ nào của thành Hoàng Đế còn lưu lại nhưng cố đô này vẫn còn truyền giữ được làng mộc Nhạn Tháp.

Những người thợ ở đây không chỉ giữ lại được những tinh hoa nghề mộc của ông cha với đỉnh cao là chạm khắc gỗ, mà họ còn biết phát triển kỹ năng thêm nữa để hội nhập với nền chạm khắc gỗ mỹ nghệ hiện đại.

Cũng như làng gốm Vân Sơn ở kề bên, những người thợ mộc làng Nhạn Tháp đã vinh danh tổ phụ bằng nỗ lực không ngừng sau những khó khăn làm mờ nhạt nghề xưa.

Từ chợ Nhơn Hậu cách Tử Cấm Thành chừng 1,5 km 
về hướng Tây Nam, rẽ ngang rẽ dọc theo các ngả đường đều bắt gặp các xưởng chạm khắc gỗ của làng Nhạn Tháp. Những tiếng đục khẽ khàng, tiếng máy khoan, 
máy tiện khiến khung cảnh làm việc ở đây khá tất bật và sinh động.

 

“Thời mới chuyển qua chạm khắc gỗ mỹ nghệ cả làng chỉ có chừng vài mươi thợ chính. Vậy mà nay Nhạn Tháp có đến 80 xưởng chạm khắc gỗ lớn, nhỏ với hơn 800 người thợ. Nhiều vậy đó!"-Trưởng thôn làng nghề Nhạn Tháp

“Mình tranh thủ làm để sớm đủ hàng đóng xe gửi cho mấy chủ buôn ở Tây nguyên và Hà Nội. Xưởng của tôi nhỏ nên không kêu thêm thợ, chỉ có bà xã tôi hoặc các con làm phụ như tách (đục) chữ, chà nhám...

Làm xưởng nhỏ có cái tiện là tự mình đi mua gỗ, hàng làm ra tự bán, tự mình làm chủ công việc...”-anh Nguyễn Văn Dưng (40 tuổi) nói, tay vẫn không rời mũi tiện.

Những mặt hàng quen thuộc mà anh sản xuất như lọ hoa, lộc bình, hộp trà, đồ thờ tự... luôn bán chạy ở thị trường nội địa, nhờ vậy người theo nghề chạm khắc gỗ như anh dần khá lên được với nghề đã vài chục năm nay.

“Ông nội mình, cha mình đều là thợ chạm khắc gỗ. Nghe lớp thợ già kể là nghề này có ở Nhạn Tháp mình mấy trăm năm rồi. Không nhờ cái nghề quý của ông cha để lại, trai gái ở đây chắc phải bươn vô Nam kiếm sống rồi...”-anh Dưng nói.

Theo trưởng thôn Nhạn Tháp, nghề mộc quê ông thịnh đạt dần lên từ những năm 1990 là nhờ những người dám “nghĩ lớn” trong chuyện làm ăn.

Ấy là khi một số chủ xưởng nhỏ khá lên từ việc chạm khắc gỗ với một số mặt hàng khiêm tốn đã “liều” mở xưởng lớn, kêu thêm thợ làm, tạo ra những sản phẩm mới, rồi đưa hàng đi, tìm kiếm, mở rộng dần thị trường.

Các loại bình hoa, bình cắm bút, lộc bình, bình mai, hồ lô, đèn tọa đăng, lư xông trầm, đồ thờ tự... được chạm lồi, đục lũng, được khảm xà cừ với nhiều họa tiết tinh xảo, sản phẩm của làng nghề Nhạn Tháp đang được thị trường ưa chuộng.

Theo chủ xưởng Nguyễn Thị Sơn, từ 10 năm nay hàng mộc mỹ nghệ Nhạn Tháp có thị trường rộng dần ra, người mua trong nước đã tăng lên ba bốn lần.

“Tui mới chuyển một xe tải hàng đến tham dự Hội chợ thời trang ở Đà Lạt, đã bán được hơn nửa số hàng tại đó. Thị trường nội địa cũng quan trọng lắm. Đây là chỗ mình cần nhắm đến...” - bà Sơn nói.

Theo Tuoitre

Có thể bạn quan tâm

Hai lần trinh sát Trường Sa

Hai lần trinh sát Trường Sa

Trong chiến dịch giải phóng Trường Sa năm 1975, những người lính đặc công Đoàn 126 nói, họ tin tưởng hoàn toàn việc chuyên chở cho những con tàu của Đoàn 125, vốn nhiều năm dày dạn trên hành trình đường mòn Hồ Chí Minh trên biển.

Xóm Mồ Côi không còn 'mồ côi'

Xóm Mồ Côi không còn 'mồ côi'

Ở rìa TP.Hội An (Quảng Nam) có một xóm nhỏ với cái tên thật lạ: xóm Mồ Côi. Xóm chỉ mấy nóc nhà nhưng có tới 12 liệt sĩ, bao gồm 2 Anh hùng LLVT nhân dân, hy sinh trong 2 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.

Chuyện những người đam mê đờn ca tài tử

Chuyện những người đam mê đờn ca tài tử

(GLO)- Ở một “sân khấu” nhỏ trong căn nhà tại tổ 2 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai), những bài ca cổ vào thập niên 80-90 của thế kỷ trước vẫn thường xuyên được cất lên bởi những người đam mê loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng vùng Nam Bộ.

Vững niềm tin chiến thắng

Vững niềm tin chiến thắng

(GLO)- Với niềm tin chiến thắng, những thầy thuốc kiên trung đã vượt mọi gian khổ, hy sinh cho đến ngày thống nhất đất nước. Trong tháng Tư lịch sử này, nhớ lại những năm tháng cống hiến sức trẻ vì độc lập, tự do của Tổ quốc, ai cũng xúc động xen lẫn tự hào.

50 năm vẹn nguyên ký ức

50 năm vẹn nguyên ký ức

Ở tuổi 83, cơ thể chằng chịt vết thương của những trận đánh sinh tử, nhưng ký ức về trận đánh cuối cùng tiến về Sài Gòn, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vẫn vẹn nguyên trong trái tim, mãi mãi khắc ghi trong máu thịt Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh....

Chuyện cả gia đình làm cách mạng - Kỳ 1: Gia đình anh hùng

Chuyện cả gia đình làm cách mạng - Kỳ 1: Gia đình anh hùng

Về miền trong đã lâu nhưng thói quen uống trà từ ngày trên đất bắc, ông Hồ Bút vẫn còn giữ. Bên ấm trà nghi ngút khói, qua lời kể của mình, ông đưa tôi về lại làng Tam Hải, huyện Núi Thành (Quảng Nam), nơi ông sinh ra và lớn lên những ngày tháng tươi đẹp đầu đời, những ngày được ở bên ba mẹ.