Những đứa trẻ "vô hình"!

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Thu hút đầu tư nước ngoài hàng tỉ USD, giải quyết hàng trăm ngàn việc làm, nâng tầm nhiều địa phương thành cực phát triển kinh tế vùng… Trong rừng thông tin khả quan tràn ngập báo chí cũng như mạng xã hội thì có một thông tin lọt thỏm, dễ bị quên lãng: Hàng ngàn trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, lang thang, nhập cư không làm được giấy khai sinh (GKS).

Trong một nền hành chính còn nặng nề thủ công như hiện nay, bất cứ giấy tờ cá nhân nào cũng quan trọng, huống gì là GKS. Không có GKS thì không làm được thẻ căn cước công dân, không được học trường công lập. Lớn lên càng khó kiếm việc làm, khó ký được hợp đồng lao động nên không thể tham gia BHXH, BHYT… Đó là chưa kể khó có cơ hội tham gia vào các hoạt động quan trọng của xã hội, đăng ký kinh doanh, xuất ngoại… Tấm thẻ đầu tiên xác nhận thân phận của một con người để bước vào đời đã quá quan trọng và cũng quá tầm với của rất nhiều thân phận không may mắn.

Nguyên do của sự bất cập này đã được nêu ra từ nhiều năm trước ở cấp độ địa phương cũng như ở các cuộc họp của Quốc hội: Không làm được GKS do không xác định được nhân thân bố mẹ, không chứng minh được quan hệ huyết thống, không truy được hồ sơ lưu khi sinh… Nguyên nhân rất rõ ràng như thế nhưng biện pháp khắc phục để mang lại công bằng cho những đứa trẻ này hầu như giẫm chân tại chỗ. Thời gian dần trôi, nỗi bất hạnh của những đứa trẻ này càng lớn.

Trong cuộc hội thảo về vấn đề này vừa được tổ chức vào ngày 4-12, có những nhân vật xuất hiện rất xúc động. Họ là những đứa trẻ kém may mắn mấy mươi năm trước không làm được GKS, và nay khi đã lập gia đình thì đến lượt con cái của họ cùng chung cảnh ngộ. Muốn xác nhận thân phận cho con thì cần xét nghiệm ADN nhưng điều này đã vượt khả năng của gia đình vốn rất khó khăn vì vướng mắc từ GKS. Có người vừa được hỗ trợ làm GKS ở tuổi 30, họ mừng rơi nước mắt vì từ đây được định danh trong cộng đồng xã hội đến hơn 7,7 tỉ người trên trái đất này. GKS - một quyền cơ bản nhất của con người tưởng chừng hiển nhiên nhưng với nhiều người khó đến vô vọng.

Theo thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP HCM, năm 2017, TP có khoảng 75.000 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, 350.000 trẻ sống trong các hộ nhập cư, hộ nghèo và 1.450 trẻ em lang thang đường phố. Năm 2018, sau khi rà soát, cơ quan chức năng đã hỗ trợ 518 trường hợp làm GKS. Chỉ riêng TP HCM con số đã lớn đến thế, hãy hình dung trên toàn quốc thì số trẻ vất vả với GKS sẽ lớn thế nào.

Trong gần 10 năm qua, Việt Nam có sự chuyển biến rất mạnh mẽ về quản ly hành chính điện tử. Một trong những vấn đề mấu chốt là quản lý công dân qua mã số định danh. Từ đây, hàng loạt giấy tờ cá nhân khác sẽ được số hóa nên người dân dễ dàng thực hiện tất cả dịch vụ công, xác lập quan hệ trong giao tiếp xã hội, học tập, kinh doanh… Nhưng số hóa đến đâu, khi mà giấy tờ đầu tiên của một công dân là GKS không xác lập được thì những bước sau phải ngừng trệ.

Họ là công dân hợp pháp của quốc gia, nên có đầy đủ các quyền Hiến định và cả nhu cầu đóng góp cho xã hội. Xác nhận tư cách công dân đối với họ hiển nhiên là trách nhiệm của bộ máy hành chính quốc gia mà không thể nại bất cứ khó khăn nào để trì hoãn.

Theo Phạm Hồ (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Trong báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh: đổi mới mạnh mẽ tư duy, cách nghĩ, cách làm như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý.

Dứt khoát khi làm luật

Dứt khoát khi làm luật

Trong chuyến đi mới đây, trước khi máy bay hạ cánh để quá cảnh Đài Loan, người viết được nghe phi hành đoàn chuyến bay nhắc nhở hành khách không được mang thuốc lá điện tử vào vùng lãnh thổ này, vì chính quyền sở tại cấm thuốc lá điện tử.

Lan tỏa Không gian văn hóa Hồ Chí Minh

Lan tỏa Không gian văn hóa Hồ Chí Minh

Buổi sinh hoạt ngoại khóa của khối lớp 4 Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (TP Thủ Đức, TPHCM) mới đây trong Không gian văn hóa Hồ Chí Minh được xây dựng theo mô hình không gian mở tại khu phố 8 (phường Hiệp Phú, TP Thủ Đức) diễn ra sôi nổi.

Hiệu quả thực hành nghề nghiệp

Hiệu quả thực hành nghề nghiệp

Nếu có dịp nào đó chuyện trò với những sinh viên từng trải nghiệm thực tế ở doanh nghiệp trong một kỳ thực tập hoặc một trong những buổi học theo mô hình "học phần doanh nghiệp", chắc chắn sẽ có nhiều vấn đề đáng để suy nghĩ cả về phía nhà trường lẫn về phía doanh nghiệp.