Những cuốn sách chủ đề Việt Nam xuất bản ở Nga tăng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Năm 2012 là năm Nga xuất bản nhiều nhất số lượng sách chuyên khảo khoa học và tài liệu học tập về chủ đề Việt Nam trong vòng 20 năm qua.
 

 

Trong số những sách mới đề cập đề tài Việt Nam xuất bản trên "Đất nước Bạch Dương" năm qua trước hết phải kể đến tuyển tập chuyên khảo "Việt Nam hôm nay và hôm qua" do Viện nghiên cứu Viễn Đông và Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN ấn hành, gồm 400 trang và hai chục bài nghiên cứu.

Tuyển tập chuyên đề này tập trung tìm hiểu quan hệ Việt-Trung trong thế kỷ 10, vai trò của Phật giáo thời các triều đại phong kiến đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, hoạt động của Hoàng đế cuối cùng Bảo Đại và tiến trình đổi mới ở đất nước Việt Nam đương đại.

Tiến sĩ Annatoly Sokolov, tác giả của bài nghiên cứu về những người Nga trong đội quân viễn chinh lê dương nước ngoài ở Đông Dương in trong tuyển tập này, trong năm qua cũng đã hoàn thành việc chuẩn bị để xuất bản cuốn Nhật ký của Bá tước Vyazemsky, vị lữ khách Nga độc đáo đã cưỡi ngựa đi khắp Việt Nam hồi cuối thế kỷ 19.

Trong số những cuốn sách phản ánh đất nước Việt Nam hiện đại có tuyển tập "Nói về Việt Nam với lòng mến yêu" do Chi hội Hữu nghị với Việt Nam tại Vladivostok phát hành với 25 tác giả là sinh viên và cựu sinh viên trường Đại học Tổng hợp Vladivostok, nơi đã có bề dày ba thập niên giảng dạy tiếng Việt.

Một công trình khác được sự đánh giá cao của giới chuyên gia ở Nga cũng như ở Việt Nam là tập tài liệu tham khảo dành cho đối tượng học tiếng Việt.

Người biên soạn cuốn sách này là PGS-TS Maksim Syunnerberg có sử dụng tư liệu cuốn tiểu thuyết của nhà văn Việt Nam Nguyễn Nhật Ánh nhan đề “Cô gái đến từ hôm qua”. Từ điển Kinh tế Nga-Việt của tác giả Elena Tyumeneva do Trường đại học quan hệ quốc tế Mátxcơva (MGIMO) ấn hành, được thực hiện theo phong cách truyền thống, tuy nhiên mang nội dung hiện đại nhất.

Cuối cùng phải kể đến cuốn sách "Những nhịp cầu di dân trên đại lục Á-Âu" do Viện Hàn lâm khoa học Nga xuất bản, có đề cập người nhập cư Việt Nam.

Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

(GLO)- Không chỉ là một lời nói về tình yêu, "Ngàn sau" của tác giả Đào An Duyên còn là một tác phẩm thơ triết lý, khẳng định sự bất tử, trường tồn của những xúc cảm chân thật qua biến động của thiên nhiên và cuộc sống.

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

(GLO)- "Tinh khôi mùa xuân" của Lê Vi Thủy thể hiện cảm xúc tươi mới, ngọt ngào của mùa xuân và tình yêu trong sáng, thuần khiết. Từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi như "cánh hoa trắng", "giọt sương ban mai" đến những ẩn dụ về tình yêu, tất cả đều mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp, đầy hy vọng.

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

(GLO)- Pleiku hiện lên trong bài thơ của tác giả Phạm Đức Long như một vùng đất đầy bí ẩn, vừa thực vừa ảo, vừa hùng vĩ vừa mộng mơ. Những câu từ mang đến cho người đọc cảm giác như đang lạc vào không gian trữ tình, đầy sức sống, thôi thúc họ khám phá và trải nghiệm.

“Mưa giải thưởng” văn học nghệ thuật

“Mưa giải thưởng” văn học nghệ thuật

(GLO)- Năm 2024 được xem là năm “mưa giải thưởng” của văn học nghệ thuật (VHNT) Gia Lai tại các liên hoan, cuộc thi khu vực và toàn quốc, trong đó có nhiều giải cao. Đây là ghi nhận xứng đáng cho sự đầu tư, nỗ lực trong lĩnh vực đòi hỏi sức sáng tạo không ngừng của đội ngũ văn nghệ sĩ tỉnh nhà.

Họa sĩ Lê Hùng và tập sách ảnh vừa xuất bản. Ảnh: P.D

Họa sĩ Lê Hùng: Tìm chốn riêng sắc màu

(GLO)- Cây bàng cao lớn nghiêng tàng lá xuống ngôi nhà nhỏ (64A Lê Thánh Tôn, TP. Pleiku) được họa sĩ Lê Hùng chọn làm nơi đặt phòng tranh cá nhân. Sau hơn 40 năm gắn bó với cây cọ, ông mới có một chốn riêng để trưng bày tác phẩm mà mình dày công sáng tác.

Du khách người Ý thích thú tìm hiểu các nhạc cụ truyền thống Jrai dưới sự hướng dẫn của Nghệ nhân Ưu tú Rơ Châm Tih. Ảnh: Quốc Nguyễn

Quảng bá “sức mạnh mềm” từ hoạt động đối ngoại văn hóa

(GLO)- Những ngày gần đây, hình ảnh truyền cảm hứng nhất được lan tỏa trên báo chí và mạng xã hội là việc Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và ông Jensen Huang-Nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn Nvidia (chuyên về lĩnh vực công nghệ) cùng dạo phố cổ và thưởng thức nem chua rán, uống bia.

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Trong số các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đã có nhiều tựa sách đề cập đến nhân vật nữ cá tính như: Nữ sinh, Những cô em gái, Út Quyên và tôi… nhưng đây là lần đầu tiên từ khóa “sách” và “nàng” cùng xuất hiện trên bìa tác phẩm mới, tạo cho bạn đọc sự tò mò thú vị.